Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây lúa
Trong ruộng lúa đã có cây bị vàng lùn, vì đây là giống lúa cho năng suất cao nên muốn lấy giống cho vụ lúa sau. Xin cho biết làm như vậy có đúng không?
Bệnh vàng lùn hại lúa mới được phát hiện ở nước ta khoảng trên chục năm nay. Qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Cần Thơ thì bệnh này do virus (siêu vi trùng) gây ra. Chúng được lây truyền bởi con rầy nâu (Nilaparvata lugens) bằng cách những con rầy nâu "khỏe" (tức trong cơ thể chúng chưa có con virus gây bệnh vàng lùn), khi chích hút những cây lúa đã bị bệnh vàng lùn thì những con rầy nâu này sẽ tiếp nhận những con virus gây bệnh vàng lùn từ những cây lúa bị bệnh đó. Nếu những con rầy nâu này lại tiếp hạc đi chích hút những cây lúa khỏe chưa bị bệnh thì những cây lúa khỏe này sẽ bị nhiễm bệnh (cũng giống như những con muỗi Anopheles cái lây truyền virus bệnh sốt rét từ người bệnh sang người khỏe vậy). Như vậy những giống lúa bị nhiễm rầy nâu nhiều rễ có khả năng bị bệnh vàng lùn nặng hơn những giống lúa kháng rầy hoặc nhiễm rầy nâu ít. Cũng theo những kết quả nghiên cứu trên thì ngoài cách lây truyền này chưa phát hiện thấy bệnh vàng lùn lây truyền qua hạt giống, qua đất, qua nước, không khí...
Như vậy, hạt lúa ở ruộng đã bị bệnh vàng lùn ở vụ trước có thể dùng làm giống gieo trồng cho vụ sau mà không sợ bệnh lây lan qua hạt giống cho vụ sau.
Tuy nhiên nếu ruộng lúa ở vụ trước đã bị bệnh nặng (tỷ lệ tép lúa bị nhiễm bệnh cao, mức độ bị bệnh ở những tép lúa này nặng) thì không nên dùng làm giống cho vụ sau bởi hai lẽ sau đây:
- Giống này đã không kháng được rầy nâu, vì thế mặc dù không truyền qua được bằng hạt giống nhưng cây lúa ở vụ sau cũng sẽ bị bệnh gây hại nặng (nếu trên đồng ruộng chỗ bạn vẫn còn nhiều con rầy nâu mang mầm bệnh).
- Nếu vụ trước ruộng lúa bị nhiễm bệnh sớm (từ khi cây lúa còn nhỏ) thì cây lúa sẽ bị lùn nhiều, chậm phát triển và chết, trong trường hợp này dương nhiên cây lúa sẽ không cho hạt để làm giống cho vụ sau. Nhưng nếu bệnh xuất hiện trễ khi cây lúa đã qua giai đoạn tảng trưởng thì cuối vụ cây lúa vẫn trỗ được, nhưng bông lúa thường ngăn, nhỏ, tỷ lệ lép lửng cao... dẫn đến chất lượng hạt giống kém, vậy không nên đùng nó để làm giống.
Để hạn chế tác hại của bệnh bạn cần áp dụng tốt "Quy trình quản lý tổng hợp" đối với con rầy nâu, để hạn chế bớt môi giới truyền bệnh cho cây lúa.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình