Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây lúa
Lúa Hè-Thu sớm thường hay bị bệnh đốm nâu tấn công, làm cho cây lúa phát triển rất kém. Xin được nói rõ thêm về căn bệnh này và cách phòng trị chúng làm sao cho có hiệu quả cao nhất?
Đốm nâu là một bệnh mãn tính trên cây lúa, hầu như chưa có giống nào kháng hoặc chống chịu được với bệnh này. Thực tế đồng ruộng cho thấy từ khi xuống giống cho đến lúc thu hoạch chưa có một cây lúa nào không bị căn bệnh này tấn công.
Bệnh đốm nâu chỉ xuất hiện và gây hại ở những bộ phận phía trên mặt đất của cây lúa, trong đó chủ yếu là bộ lá và trên hạt lúa, nó là một trong những nguyên nhân gây đốm đen vỏ trấu của hạt lúa mà nhiều người vẫn thường gọi là bệnh lem lép hạt lúa.
Bệnh có thể do vài loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài nấm có tên là Helminthosporium oryzae và nấmCurvularia lunata.
Loài nấm thứ nhất gây ra triệu chứng là ban đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim màu nâu nhạt sau lan rộng dần ra thành hình bầu dục nhỏ, gần giống như hạt mè, có màu nâu, nâu đậm ở cả hai mặt vết bệnh, xung quanh thường có quầng vàng rất nhỏ. Nếu điều kiện thuận lợi cho bệnh thì vết bệnh lớn hơn, ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi cho bệnh thì vết bệnh có kích thước nhỏ hơn (trước đây người ta gọi là bệnh tiêm lửa).
Loài nấm thứ hai gây ra triệu chứng là: vết bệnh hình sọc ngắn hoặc không định hình màu nâu tím hoặc nâu xám, cũng có khi là những chấm nhỏ gần tròn màu nâu, nâu tím hoặc nâu xám. Ở trên hạt vết bệnh là những vết tròn nhỏ gần giống vết bệnh do loại nấm thứ nhất gây ra (trước đây người ta gọi là bệnh đốm nâu hay vết nâu).
Do điều kiện phát sinh phát triển của hai loài nấm này rất giống nhau, mặt khác vết bệnh do hai loài nấm này gây ra lại nằm xen kẽ với nhau trên cùng một cây lúa. Vết bệnh do chứng gây ra trên lá tuy có khác nhau ở một số chỉ tiết, nhưng cũng có những nét tương tự giống nhau. Đặc biệt là những biện pháp phòng ngừa hai bệnh này cũng tương tự như nhau, nên sau này các nhà chuyên môn đã thống nhất gọi chung cả hai bệnh này là bệnh đốm nâu (cũng giống như triệu chứng lem lép trên vỏ trấu của hạt lúa là do nhiều loài nấm, khuẩn... cùng gây ra và được thống nhất gọi chung là bệnh lem lép hạt lúa).
Thực tế đồng ruộng cho thấy bệnh đốm nâu thường phát sinh gây hại nhiều ở những ruộng khô hạn làm cho cây lúa thiếu nước, khả năng hút dinh dưỡng của bộ rễ gặp nhiều khó khăn khiến cây lúa sinh trưởng kém, những ruộng bạc màu nghèo dinh dưỡng, những ruộng bị nhiễm phèn bộ rễ bị ảnh hưởng khả năng hút nước và hút dinh dưỡng của cây kém, những ruộng lúa thiếu phân bón, những giống lúa phàm ăn, nhưng không được cung cấp đủ phân (nhất là phân đạm)... đặc biệt khi gặp những trường hợp trên mà thời tiết lại nắng nóng thì bệnh càng phát triển mạnh hơn. Tóm lại tất cả những nguyên nhân làm cho cây lúa sinh trưởng kém, còi cọc... thì đều làm cho cây lúa dễ nhiễm bệnh và bệnh phát triển mạnh hơn (trong giới chuyên môn thường nói đùa đây là bệnh của con nhà nghèo do suy dinh dưỡng).
Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu là những biện pháp canh tác (đặc biệt là phân bón và nước) tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu với bệnh từ đó hạn chế tác hại do bệnh gây ra. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Cày bừa, xới xáo làm đất kỹ (trừ những chân dất có tầng phèn nằm cạn, dễ bị xì phèn khi làm đất), những ruộng đất bạc mầu, đất cát cần bón nhiều phân chuồng để cải tạo và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất.
- Không nên gieo sạ quá dầy, dễ làm lúa thiếu thức ăn sinh trưởng, phát triển kém, bệnh dễ phát sinh.
- Những ruộng bị nhiễm phèn hoặc dư thừa xác hữu cơ cần tăng cường bón thêm vôi bột, phân lân... để thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ chất hữu cơ và nâng cao độ pH cho đất, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
- Phải luôn cung cấp đầy đủ nước cho ruộng lúa, nhất là vào đầu vụ Hè-Thu thời tiết khô hạn, ở vụ này nếu thiếu nước phèn từ tầng đất dưới sẽ xì lên tầng canh tác gây ngộ độc rễ làm cây lúa sinh trưởng kém, tạo điều kiện cho bệnh tấn công.
- Phải bón đầy đủ và cân đối giữa đạm lân và kali (nhất là với những giống phàm ăn), tuyệt đối không được để cây lúa thiếu đạm, thiếu dinh dưỡng sinh trưởng, phát triển kém.
Ngoài những biện pháp trên đây, để hạn chế bệnh truyền qua vụ sau thông qua con đường hạt giống và tàn dư cây trồng, nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Sau khi thu hoạch lúa cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu dọn sạch tàn dư cây lúa để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lan truyền cho vụ sau.
- Không lấy lúa ở những ruộng vụ trước đã bị nhiễm bệnh nặng để làm giống cho vụ sau. Trước khi ngâm ủ phải phơi khô, quạt thật sạch để loại bỏ hết những hạt lép lửng (là những hạt mang nhiều nấm bệnh).
- Do nấm gây bệnh tồn tại ngay trên vỏ trấu vì thế để diệt trừ một cách triệt để nguồn bệnh ban đầu lây nhiễm cho vụ sau, trước khi ngâm ủ các bạn phải xử lý giống bằng nước nóng 54 độ C hoặc bằng cách dùng một trong các loại thuốc trừ bệnh như Carban 50SC, Vicarben 50HP... pha nồng độ 3/1.000 ngâm giống 24-36 giờ sau đó vớt ra đãi sạch rồi đem ủ bình thường.
Cùng với những biện pháp trên đây khi ruộng lúa có biểu hiện bị bệnh có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Kacie 250EC, Golcol 20SL, Supercin 20EC/40EC/80EC, Carbenzim 500FL, Tilt Super 300EC, Viroval 50BTN, Workup 9SL... để phun xịt.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình