Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây lúa
Lúa Hè-Thu (nhất là ở giai đoạn đầu vụ) thường bị phèn gây hại, cá biệt có ruộng phải phả bỏ để gieo sạ lại. Xin nói rõ về hiện tượng thiên nhiên này và xin được chỉ dẫn làm cách nào để hạn chế tác hại của chúng đối với cây lúa?
Có 2 loại phèn, đó là phèn sắt và phèn nhôm. 
Phèn sắt (còn gọi là phèn nóng) tập trung ở những ruộng thấp trũng, úng chứa nhiều nguyên tố sắt, làm cho đất có màu đỏ của rỉ sắt, trên mặt nước đôi khi cũng xuất hiện một lớp váng màu nâu đỏ, người nông dân canh tác lúa ở vùng này móng tay, móng chân và cả ống quần (phần tiếp xúc với nước ruộng) cũng bị nhiễm màu đỏ sắt của phèn. Chúng gây độc cho bộ rễ của cây lúa, làm cho phần rễ non mới ra bị chết và thối rữa, rễ bị đen, tầng lông hút của rễ bị hư hại, khả năng hút dinh dưỡng trong đất kém, khiến cây lúa bị suy dinh dưỡng, sinh trưởng kém, đẻ nhánh ít, nếu nặng cây lúa có thể bị suy kiệt dần rồi chết. Trên ruộng lúa có thể thấy lúa bị chết rải rác hay từng chòm. Khi nhổ cây lúa lên sẽ thấy số rễ ít và ngắn, thể hiện rất rõ tình trạng kém phát triển của bộ rễ. Trên lá có những vết, những sọc nhỏ ngắn có màu nâu đỏ, màu rỉ sắt, lá có màu xanh bẩn.
Phèn nhôm (còn gọi là phèn lạnh) thường xuất hiện ở những ruộng gò (cao) hay bị mất nước hoặc ở những chỗ gò trong ruộng không có nước, làm cho lớp đất mặt bị thiếu nước, khô và phèn ở lớp đất dưới bị xì lên (gọi là xì phèn). Bề mặt của đất bị khô, nứt nẻ có một lớp màu trắng giống như muối đó là sun phát nhôm, chúng ngăn chặn sự hấp thu nước vào lá, làm cho lá bị cuốn mép, bộ rễ quăn queo, dị dạng, dễ gẫy. Nếu kéo dài lá lúa sẽ bị vàng, cây lúa còi cọc, thiếu dinh dưỡng và bị chết.
Khác với những loại bệnh do nấm, vi khuẩn... gây ra, lúa bị chết do phèn được gọi là bệnh sinh lý. Để hạn chế tác hại của chúng các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Ngoài hệ thống kênh mương nội đồng chung cho cả vùng, cả khu vực, trong mỗi ruộng nên có hệ thống mương xung quanh ruộng để xả phèn từ ruộng ra kênh mương công cộng khi cần thiết.
- San lấp mặt ruộng cho bằng phẳng, để trên ruộng luôn có một lớp nước đồng đều khống chế phèn ở lớp dưới xì lên lớp đất mặt gây hại cho cây lúa.
- Dùng nước ém phèn ngay từ đầu vụ, với những ruộng thường bị phèn gây hại khi thu hoạch không nên tháo cạn nước, mà luôn giữ một lớp nước trên mặt ruộng để ém không cho phèn ở lớp dưới "leo" lên lớp đất mặt.
- "Xúc rửa" phèn bằng cách trước khi gieo sạ cho nước ngọt vào ruộng cày bừa cho các độc tố tạo phèn tan đều trong nước, chờ cho nước trong trở lại thì tháo xả nước ra kênh mương thoát đi. Nếu làm được vài lần như vậy độ phèn sẽ giảm đi rất nhiều. Nhớ là sau khi "xúc rửa" ruộng mới tiến hành bón phân, nếu không khi tháo nước phân sẽ theo nước trôi đi mất.
- Sử dụng những giống lúa có khả năng chống chịu phèn do các cơ quan nghiên cứu, viện, trường, trung tâm... lai tạo khuyến cáo.
- Không được để ruộng thiếu nước, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế phèn ở tầng dưới xì lên tầng trên. Tranh thủ những trận mưa lớn xả hết nước trên ruộng để ruộng tiếp tục có chỗ chứa lớp nước mưa mới, nếu làm được nhiều lần như vậy ruộng sẽ bớt được phèn rất nhiều.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, những ruộng thường bị phèn gây hại nhiều cần tăng cường thêm phân lân, tốt nhất là bón bằng các loại phân có chứa hàm lượng lân cao như DAP, phân lân nung chảy Văn Điển, Ninh Bình. Tăng cường thêm vôi bột.
- Khi lúa có biểu hiện bị ảnh hưởng bởi phèn, không nên vội vàng “chạy chữa” bằng cách bón thêm ngay phân Urê hay NPK chứa đạm cao vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại khả năng hút dinh dưỡng trong đất rất kém. Nếu có điều kiện nên tiến hành ngay một số việc như tháo nước cũ đã bị nhiễm phèn ra khỏi ruộng, bơm nước ngọt vào thay thế nước nước cũ để hòa loãng độc tố của sắt, nhôm trong đất giảm ngộ độc cho cây, sau đó bón 3-5 kg phân Calcium nitrate hoặc 5-8 kg vôi bột cho một công ruộng, để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, giúp bộ rễ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc phèn. Lúc này do bộ rễ của cây lúa chưa kịp phục hồi, khó hấp thu dinh dưỡng vì thế cần bổ xung kịp thời dinh dưỡng cho cây bằng cách dùng một số loại phân bón phun qua lá như MKP, MULTI-K, Calcium nitrate (loại phun qua lá) phun cho cây. Sau khi rễ lúa được phục hồi (cây lúa ra rễ mới màu trắng) thì bón thêm phân DAP, NPK giúp cây lúa phục hồi nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình