Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở gia súc có triệu chứng gì? phòng trị ra sao?
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh do virus gây ra. Bệnh xảy ra ở nhiều loài gia súc có móng guốc chẵn (2,4 móng) như trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, lợn,... ngựa và chó mèo, gia cầm không mắc bệnh. Người cũng có thể lây bệnh nhưng rất hiếm gặp và ở thể nhẹ.
Trâu bò: ủ bệnh 2-5 ngày. Đầu tiên sốt cao 40 - 42oC, ủ rũ, kém ăn. Bò sữa thì giảm tiết sữa mạnh. Khi giảm sốt, mọc các mụn nước ở lưỡi, lợi, niêm mạc vùng miệng. Sau 2-3 ngày, mụn nước vỡ ra, có nước màu vàng trong, không có mủ, tạo thành vết loét nông có bờ. Con vật chảy nhiều nước dãi, luôn chép miệng, nước dãi có bọt sùi trắng như bọt bia chảy lòng thòng xuống đất. Mụn nước mọc ở vành kẽ móng chân làm con vật què, khó đi lại hay quay đầu về phía sau, chân sau đá lên bụng... Nếu có dính phân, bùn đất thì móng bị nhiễm trùng, có thể có dòi, móng thối và bị long ra. Trâu bò ít bị nhưng ở lợn tỷ lệ long móng khá cao.
Mụn còn mọc ở bầu vú, núm vú con vật cái trưởng thành gây viêm vú, hỏng sữa, nặng thì hỏng bầu vú.
Bê nghé đang thời kỳ bú sữa mẹ có tỷ lệ chết đến 50% vì miệng bị viêm không bú được sữa mẹ và con mẹ bị viêm vú đau cũng không cho con bú. Trâu bò trưởng thành bị bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong vài ngày hoặc một vài tuần là đã lan ra cả đàn, nhiều xã huyện nhưng tỷ lệ chết chỉ khoảng 1 - 2%.
Đối với vùng mà dựa vào sức kéo trâu bò để sản xuất lúa, nếu dịch xảy ra đúng thời vụ cần sức cầy kéo thì do trâu bò què hàng loạt không cầy kéo được sẽ làm lỡ thời vụ gieo trồng, làm giảm năng suất cây trồng. Thường nếu cho nghỉ ngơi và chăm sóc chữa tri tốt hợp lý thì sau 10 - 15 ngày là trâu bò khoẻ mạnh nhưng vân mang trùng và gieo rắc mầm bệnh hàng tháng.
- Lợn long móng rất phổ biến. Lợn con chết nhiều do thiếu sữa viêm dạ dày, ruột và cơ tim cấp tính.
- Dê cừu: Bệnh như ở trâu bò, rõ nhất ở vùng kẽ móng.
Điều trị:
- Cách ly con vật ốm, vệ sinh khử trùng chuồng nuôi.
- Nói chung không dùng kháng sinh vì không diệt được virus và rất tốn kém.
Tốt nhất là chữa để làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, chống nhiễm trùng, giúp mau phục hồi vết thương. Rửa miệng bằng nước muối pha loãng, nước phèn chua, dấm, nước chanh, khế chua. Rửa vùng móng chân bằng nước thuốc tím 1%, xanh methylen hoặc thuốc đỏ, iode có bán sẵn ở hiệu thuốc hoặc nước oxy già. Để phòng nhiễm trùng có thể rắc bột sulíamit vào kẽ móng. Rịt thêm lá xoan hoặc lá đào giã dập, hoặc băng phiến tán nhỏ vào kẽ móng, vành móng để chống ruồi đẻ trứng sinh dòi.
- Cho ăn cháo gạo, thêm đường, cỏ non mềm...
- Nếu sốt, ủ rũ, mệt mỏi có thể tiêm mỗi ngày một ống long não hoặc cafein trong vài ngày.
- Có thể tiêm vitamin B1, C... để trợ sức.
Phòng bệnh:
- Không mua gia súc, sản phẩm của chúng từ vùng có dịch.
- Tiêm phòng bệnh bằng vacxin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Không vận chuyển, chăn thả gia súc đến vùng dịch.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình