Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi bệnh cúm gia cầm lây nhiễm như thế nào?
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus cúm túp A gây ra (H5N1). Bệnh lây lan rất nhanh làm chết nhiều gia cầm như gà, gà tây, chim cút, đà điểu, vịt, ngan, ngỗng, các loài chim. Bệnh có thể lây sang người và gây chết người nhanh chóng với tỷ lệ cao.
Nói chung khi dịch xảy ra sẽ gây thiệt hại to lớn cho kinh tế và xã hội. Bệnh lây chủ yếu qua thức ăn nước uống và do tiếp xúc giữa con khoẻ mạnh và con mắc bệnh.
Triệu chứng, bệnh tích chính:
- Gia cầm sốt cao, chảy nước mắt nước dãi, ủ rũ, đứng tụm một chỗ, lông xù, da tím sẫm, phù đầu và mặt, chân xuất huyết.
- Mào và yếm dưới mỏ sưng to, phù quanh mí mắt, có triệu chứng thần kinh như đi quay vòng, ngoẹo đầu, ở vịt mắt kéo màng như mây.
- Ỉa chảy phân xanh hoặc lẫn máu.
- Xuất huyết bên trong cơ thể nhất là trong mề, ruột, đường hô hấp, phần da không có lông.
Khi có dịch:
- Phát hiện sớm đàn gà nghi có bệnh, báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền thôn xã.
- Không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài thôn xã có dịch.
- Tiêu huỷ gia cầm chết, mắc bệnh và cả con còn khoẻ manh trong đàn. Trước đó cần kê khai trung thực số gia cầm cần tiêu huỷ có xác nhận của thú y và chính quyền để hưởng tiền hỗ trợ của Nhà nước. Việc tiêu huỷ gia cầm phải do người được đào tạo, hướng dẫn tiến hành và phải có trang bị bảo hộ cá nhân.
- Tuyệt đối không chữa bệnh cho gia cầm.
Vệ sinh tiêu độc nơi có dịch:
- Quét dọn, thu gom, tiêu huỷ bằng đốt hoặc chôn sâu phân rác, chất độn chuồng.
- Rửa sạch dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, để khô. Sau đó dùng chất sát trùng thích họp như nước vôi 10%, xút 2%, formol 2%, cresyl 5%... phun xịt 2 - 3 lần mỗi tuần.
- Nước rửa chuồng trước khi đưa ra ngoài môi trường phải được tiệt trùng bằng nước vôi hoặc chất sát trùng.
Phòng bệnh :
- Không mua gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nơi có dịch hoặc không rõ nguồn gốc về nuôi hoặc sử dụng làm thực phẩm.
- Mua, sừ dụng sản phẩm gia cầm đã được cơ quan thú y kiểm tra.
- Không mua, không mổ thịt, ăn thịt gia cầm mắc bệnh.
- Không ăn tiết canh hoặc bất cứ sản phẩm gia cầm nào chưa qua nấu chín.
Tiêm phòng vacxin phòng cúm A cho gia cầm hoặc phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình