Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin cho biết bệnh nhiệt thán ở động vật là gì?
Đó là bệnh làm trâu, bò, ngựa chết đột ngột do sốt cao, do trực khuẩn nhiệt thán hay còn gọi là trực khuẩn than gây ra. Trực khuẩn có nha bào tức là 1 ken bọc rất bền vững, có thể sống lâu vài chục năm ở ngoài môi trường. Khi gia súc có bệnh than chết được chôn nông hoặc vứt bừa bãi thì vài chục năm sau trâu bò đến ăn cỏ ở nơi đó vẫn còn bị bệnh, ở Việt Nam, một số tinh miền núi hay có bệnh này.
- Ở ngựa: rất dễ mắc bệnh. Con vật ủ rũ, đau bụng, sốt cao, run rẩy, toát mồ hôi, niêm mạc có chấm chảy máu. Phân, nước tiểu, nước mũi cỏ lẫn máu. Ngựa chết sau vài giờ hoặc một vài ngày.
- Ở trâu bò: sốt cao, biểu hiện tương tự ở ngựa. Có trường hợp trâu bò đang cày bừa, chăn thả bồng lồng lên, run rẩy rồi chết gục. Bệnh tiến triển nhanh chi sau vài giờ hoặc một hai ngày.
- Ở lợn: ít chết, thường chi sưng hầu, bên ngoài có vết đỏ bầm.
- Ở chó: mắt đỏ, chạy lung tung, sưng hầu, khó thở, lưỡi thè dài.
Biểu hiện chung của các loài sau khi chết là bụng chướng to nhanh, lòi dom, miệng và hậu môn có chảy máu đen, đặc, không đông.
Trong thú y cấm mổ xác chết nếu nghi ngờ là bệnh nhiệt thán để ngăn cản vi khuẩn biến thành nha bào. Nhưng nếu vô tình mổ xác sẽ thấy máu đen khó đông, các hạch sưng to và xuất huyết. Lách sưng to gấp 2-3 lần, nhũn nát như bùn.
- Ở người: Người tham gia mổ thịt gia súc ốm, chia thịt, ăn thịt rất dễ bị lây bệnh. Phổ biến là thể lở loét ngoài da. Vết xây xát nhanh chóng sưng to có thuỷ thũng xung quanh rồi vỡ thành mụn loét, có bờ sâu, giữa mụn thối nát màu đen, kèm theo sốt.
Nếu nhiễm vi khuẩn vào đường hô hấp thì thấy chóng mặt, đau ngực, khó thở, ho khan. Nếu ở thể ruột thì bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, chướng bụng, thở khó. Thể phổi và thể ruột rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết sau một hai ngày.
Chữa bệnh: Tiêm Penicilin liều cao cho con vật: 10.000 - 20.000 đơn vị cho lkg thể trọng mỗi ngày. Tiêm trong 5 ngày. Ngày đầu tiêm 20.000đv/kg thể trọng, chia ra 2 - 3 lần. Sau giảm liều còn 10.000 đv/kg cũng chia làm 2 - 3 lần một ngày. Tiêm thêm thuốc cafein và vitamin B1, C để trợ sức.
Phòng bệnh: ở vùng có bệnh phải tiêm vacxin hàng năm cho trâu bò ngựa.
Nếu nghi là nhiệt thán, cấm mổ xác mà phải đất hoặc chôn sâu 2m có thuốc khử trùng hoặc vôi cục chưa tôi. Tẩy uế chuồng trại bằng xút 3% hoặc nước vôi 10%.
Người bị lây bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình