Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi bệnh phó thương hàn ở lợn và gia cầm có biểu hiện gì?
Bệnh phó thương hàn (PTH) do các vi khuẩn Salmonella gây ra, có những chủng gây bệnh cho trâu bò, có chủng lại gây bệnh cho lợn hoặc gia cầm. Một số chủng có thể lây sang người.
- Bê nghé hay mắc hơn trâu bò trưởng thành: triệu chứng chung là ỉa chảy phân xanh lổn nhổn, đôi khi có lẫn chất nhầy hoặc máu, con vật bị sốt, bỏ ăn, gầy rộc.
- Ở lợn: Thường thấy ở lợn từ 1 - 4 tháng tuổi. Khoảng 2 tháng tuổi hay mắc nhất. Lợn lớn ít mắc và nhẹ. Lợn sốt cao 41 - 42 độ C, bỏ ăn, thích uống nước, nằm một chỗ. Vùng quanh mõm, chỏm tai, bốn chân, bẹn, trong đùi có vết xuất huyết bằng hạt vừng, hạt đậu, trước đỏ 'sau tím bầm. Lợn ỉa chảy nặng, phân xanh, đôi khi lẫn máu. Lợn chết sau 3-4 ngày hoặc kéo dài 2 - 3 tuân mới chết. Lợn lớn ít có biểu hiện, trừ sốt cao 2-3 ngày.
- Ở gia cầm: Gây bệnh bạch lỵ ở gà con 1 vài ngày tuổi. Gà con chết ngay sau khi nở trứng hoặc ít ngày sau. Gà con sã cánh, ủ rũ, lông xù, bụng to, phân trắng, lông dính hậu môn. Gà chế nhiều ở tuần thứ hai. Gà lớn chỉ thấy giảm sàn lượng trứng, vỡ trứng trong tử cung, viêm xoang bụng, buồng trứng có nhiều trứng non méo mó nhiều màu sắc. Tỷ lệ trứng ấp nờ thấp, gà con mới nở hay mắc bệnh.
- Ở vịt ngan ngỗng: Tỷ lệ trứng có phôi chết cao, nhiều con chết sau khi nở vài ngày hoặc chậm lớn, ỉa phân lỏng và viêm khớp.
Các chủng Salmonella khác thì gây bệnh cho các loài động vật khác kể cả cho người.
- Chữa bệnh. Dùng Tetracyclin, Sulfamit. Điều trị hàng loạt gia cầm thì trộn thuốc vào thức ăn hay nước uống ít nhất trong 5 ngày. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phòng bệnh: Tiêm vacxin cho lợn con cai sữa hoặc còn theo mẹ. Lần 1 lúc 20 ngày tuổi. Lần 2 lúc 40 ngày tuổi, bảo vệ được 3-4 tháng. Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, cho ăn uống đầy đủ. Đổi với gà cần giữ vệ sinh nghiêm ngặt hơn. Không để chuột, chim xâm nhập chuồng nuôi. Chỉ mua gà con từ cơ sở sạch bệnh. Nên nuôi theo từng đợt. Bán hết gà, tẩy uế chuồng nuôi mới nhập đàn mới.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình