Độ dài và đường kính của roi tre càng lớn, cơ hội ra măng càng lớn; những roi dài thường to, nhiều rễ chùm, dinh dưỡng phong phú, cho nên roi to và dài thường cho măng lớn, chất lượng thân tre càng cao, roi dài sẽ cho cây tre mới to, dinh dưỡng tích lũy nhiều. Cho nên đoạn roi dài thương cho măng dài. Ngược lại roi ngắn chồi giữa roi ít, sẽ cho ít măng, thậm trí không có măng. Những roi ngắn, roi nhỏ, không lợi cho sự vận chuyển, tích lũy và cung cấp dinh dưỡng mặc dù có măng cũng rất dễ bị thoái hóa. Thông thường có những đoạn roi không ra măng, hoặc măng rất nhỏ. Vì vậy muốn có những đoạn roi dài, phải thông qua xới đất, bón phân khoa học, phủ cỏ, điều chỉnh kết cấu roi tre dưới đất, cải tiến nước, phân, thông khí, xúc tiến sinh trưởng ngọn roi, hình thành những đoạn roi dài to để phát triển diện tích rừng tre, đồng thời có thể cải tạo trẻ hóa rừng tre già.
|