Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi đâm măng và sinh trưởng măng tre mọc cụm chia ra mấy giai đoạn?
Nói chung đến lập hạ hoặc tiểu mãn măng bắt đầu mọc, trước sau tiết đại thử (cuối tháng 7 dương lịch) là kỳ mọc nhiều nhất, Bát độ thường như vậy. Lục trúc lại ra măng nhiều nhất trước Tiểu Thử (đầu tháng 7), cho đến sau Bạch Lộ (đầu tháng 9) măng dần dần giảm xuống, đến Sương Giáng (cuối tháng 10 dương lịch) về cơ bản là kết thúc, mùa đông gặp khi ấm áp, kỳ măng có thể kéo dài. Từ khi măng mọc đế lúc kết thúc ra măng có thể chia ra ba thời kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa và kỳ cuối… Bát độ ra măng sớm hơn Lục trúc, tháng 5 bắt đầu ra măng, tháng 5-6 ra măng chiếm 20-25%, thịnh kỳ vào tháng 7-8, lượng măng chiếm 50-60%, kỳ cuối lượng măng khoảng 20-25%. Nếu bón phân tưới nước có thể tháng 11 ra thêm ít măng. Lục trúc ra măng muộn hơn và kết thúc sớm hơn Bát độ. Mới đầu ra măng to mập, cuối kỳ dinh dưỡng không đủ, thân măng nhỏ dần. Sinh trưởng của măng tre mọc cụm sau khi mọc, khác với tre mọc tản, mới đầu sinh trưởng chiều cao muộn, về sau măng tre mọc chiều cao nhanh; đến thình kỳ sinh trưởng nhanh nhất, về sau lại chậm dần, cho đến khi sinh trưởng ngừng lại.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình