Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin hỏi lúc nào đào măng tre mùa xuân thích hợp nhất? Đào măng tre mùa xuân như thế nào?
Đào lúc nào? Đào bao nhiêu? Đào như thế nảo? Đều là những biện pháp quan trọng điều chỉnh hợp lý kết cấu rừng tre, cũng là khâu quan trọng chăm sóc rừng tre tăng sản. Số lượng măng đào và số lượng để lại nuôi đều quyết địnhbởi hiện trạng rừng và mục đích chăm sóc. Trước hết phải xác định thời gian và số lượng nuôi măng thích hợp nhất, nói chung là chọn lúc măng rộ là tốt nhất, trước thanh minh 10 ngày là lúc măng rộ, sớm quá tre mới ra không tốt, vì một là lúc này măng to, nhưng mọc nông để lại cây tre dễ bị gió đổ, hai là lượng dinh dưỡng tiêu hao cũng nhiều, sản lượng măng tuy tăng lên, nhưng số lượng và độ lớn cây tre mọc không đảm bảo. Cho nên để nâng cao tổng sản lượng măng, cần để lại kỳ măng nở rộ và phải kịp thời đào măng sớm và đào măng muộn. Khi đào phải chú ý đào kịp thời, đào đúng phương pháp, nói chung đào lúc măng cao 15-20cm là tốt nhất. Nếu đào lúc măng còn thấp quá, măng nhỏ, trọng lượng nhẹ; nếu để mọc cao quá, thân măng nặng, nhưng sợi xơ nhiều, chất lượng kém, giá trị thấp, vả lại đào muộn, dinh dưỡng tiêu hao lớn, không chỉ làm cho măng kỳ sau thoái hóa mà còn ảnh hưởng đến tổng sản phẩm măng và thân tre.
Lượng đào măng của mùa xuân phải vừa phải, khi đào phải đào nguyên cả măng để nâng cao tỷ lệ sử dụng và chú ý tuyệt đối không làm tổn thương măng roi tre, phải kết hợp đào măng với bón phân, kịp thời bổ sung dinh dưỡng.
Những măng để lại tuy tỷ lệ thành rừng lớn, nhưng không phải tất cả đều thành cây cải, cho nên phải căn cứ vào mục tiêu chăm sóc rừng, yêu cầu để lại hợp lý, xác định số lượng chọn đối tượng măng để lại phải khỏe, không sâu bệnh, mập, bẹ măng bóng, ngọn bẹ có giọt nước vào buổi chiều và tiến hành đánh dấu để lại, theo dõi. Những măng nhỏ, mọc dày nên tiến hành đào hết.
Số lượng và chất lượng măng mọc quyết định bởi dinh dưỡng tích lũy trong rừng tre, hàng năm dinh dưỡng rừng tre không đủ số lượng, măng thoái hóa nhiều, căn cứ vào thống kê thí nghiệm, rừng có măng để lại 29,1%, 55,8% măng trong đất bị thoái hóa và 15% măng mọc lên bị thoái hóa. Những rừng lấy măng do để lại măng thành tre ít, nên số măng nhiều, măng thoái hóa rất ít. Trong điều kiện lập địa tốt, măng có bón phân, mỗi ha cho 6000-7500 măng, thậm chí còn cho đến 10.000 măng. Vấn đề mấu chốt là phải bón phân. Cho nên nhiều nơi áp dụng biện pháp cấm lấy măng là không khoa học. Mà nên đề ra các biện pháp khoa học trong bón phân, để măng và kịp thời tỉa thưa măng. Như vậy không chỉ có thể cho măng tốt, nuôi dưỡng tốt mà còn tăng thêm thu nhập kinh tế cho người trồng tre lấy măng.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình