Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Việc bón phân cho cây ăn trái cần thực hiện nguyên tắc nào để cây cho năng suất và phẩm chất tốt?

Để trồng cây ăn trái đạt hiệu quả cao, cây khoẻ mạnh và ít bị nhiễm sâu bệnh, bà con nông dân cần thực hiện tốt nguyên tắc 4 đúng:

- Đúng loại: Mỗi loại phân bón đều có tác dụng nhất định của nó và cũng có nhiều dạng khác nhau. Thí dụ: Dạng phân đạm (N) có phân urê và S.A, dạng phân lân (P) có lân nung chảy và super lân… Một số loại như cây sầu riêng cần nhiều lưu huỳnh (S) để tạo mùi thơm, nhưng lại không chịu được Clor (Cl) vì dễ làm sượng trái.

- Đúng lượng: Lượng phân cung cấp phải thỏa mãn đủ nhu cầu của cây với tỷ lệ cân đối thích hợp như theo khuyến cáo của nhà kỹ thuật.

- Đúng lúc: Cây ăn trái chỉ phát huy hiệu quả tốt khi được bón đúng thời điểm đang cần. Nhìn chung, cây cần cung cấp phân bón vào 4 thời kỳ:

+ Thời kỳ nghỉ ngơi sau khi thu hoạch: Để bồi bổ lượng dưỡng chất mà cây đã mất đi do nuôi trái trong vụ trước.

+ Thời kỳ trước khi ra hoa: Bón phân để giúp cây sung mãn, sẵn sàng để ra hoa hoặc xử lý hoa theo ý muốn.

+ Thời kỳ đậu trái non: Bón phân để giúp cây nuôi trái, giảm hiện tượng rụng trái non sinh lý.

+ Thời kỳ trái lớn: Bón phân để cung cấp chất bổ để nuôi trái, giúp tăng năng suất, cỡ trái và phẩm chất trái.

Đúng cách: Nên dùng cuốc răng (dạng cào cỏ) để xới đất quanh vùng tán cây và bón phân, để phân bón được vùi vào đất, tránh thất thoát do bốc hơi hay tan chảy vào mương vườn

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình