Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi có mấy phương pháp trồng rừng tre mọc cụm?
Phương pháp trồng rừng tre mọc cụm chủ yếu có trồng di chuyển cây, vùi thân và giâm cành. Do hệ thống thân ngầm tre mọc cụm thuộc kiểu hợp trục, khác nhắn với roi tre và rễ roi của tre mọc tản, chỉ có gốc, thân va củ tre. Do kết cấu thân ngầm khác nhau, đặc trưng kết cấu lâm phần trên mặt đất không như nhau, cho nên phương pháp và yêu cầu trồng rừng cũng khác nhau. Mật độ lâm phần tre mọc cụm không phải như mật độ tre mọc tản, bởi vì sau khi trồng rừng tre mọc tản chủ yếu do sự lan rộng của roi tre để tăng diện tích rừng tre, mà mật độ rừng tre mọc cụm, số lượng cụm tre không tăng lên. Nghĩa là mật độ trồng rừng bằng mật độ của lâm phần. Sản lượng của tre mọc quyết địnhh bởi số cây mẹ và số thân phát triển từ cây mẹ. Do tre mọc cụm không có roi tre, diện tích rừng tre cũng sẽ ít lan rộng tự nhiên, cho nên khi trồng tre mọc cụm cần phải chú ý đặc điểm này và áp dụng những biện pháp kỹ thuật ích ứng.
Trồng rừng tre mọc cụm cần chọn những loài có giá trị kinh tế. Dựa vào đặc điểm sử dụng ta có thể chia ra mấy loại sau:
- Loại lấy thân: Luồng, Diễn, Mai, Bương
- Loại tre phòng hộ có: Tre gai, Tre là ngà
- Loài tre lấy măng có: Mai, Diễn, Nứa, Vầu, Giang
- Loại tre làm cảnh có: Tre vàng sọc, Trúc bụng phật, Trúc hóa long, Trúc đen
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình