Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Tại sao phải xén tỉa cành cho cây ăn trái. Việc xén tỉa cành có những ích lợi gì?

Cây ăn trái đã trưởng thành cần được xén tỉa cành, tạo tán nhằm mục đích:

- Bảo đảm được các cành nhận đủ ánh sáng cho quang hợp. Tán phát triển tròn đều theo mật độ trồng khuyến cáo.

- Loại bỏ được các cành vô hiệu, sâu bệnh không có khả năng cho trái, chỉ làm tiêu hao dinh dưỡng nuôi cây.

- Giúp tán cây được thông thoáng, vùng không khí dưới tán được khô và mát làm côn trùng, nấm bệnh, vi khuẩn và các loại cây ký sinh khó phát triển và phá hại cây được.

Việc xén tỉa, tạo tán cành dựa vào các nguyên tắc:

- Chỉ thực hiện vào thời gian sau thu hoạch, trước khi cây ra ra đọt mới để chuẩn bị cho mùa trái mới.

- Các loại cây cho trái ngoài tán (như xoài, nhãn, chôm chôm…), cần loại bỏ các cành bên trong tán. Các loại cho trái trong tán (như sầu riêng, măng cụt, dâu…) chỉ loại bỏ các cành mọc lòa xòa dưới đất, (dễ bị sâu bệnh phá hoại) và các cành bị hư hại do sâu bệnh.

- Ở cây đang phát triển, nên cắt bỏ cành tược (cành ngọn của thân chính) ở độ cao 4-6m để cây cho tán đều.

- Cắt tỉa các cành giao tán, không cho trái để cây cho tán đều.

-  Ở các loại cây cho cành mau già cỗi (như táo, ổi, cam, quít, xoài…) nên chặt các cành già cỗi, để trẻ hoá, giúp cây được sung mãn và dễ cho trái

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình