Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Hỏi: trên vùng đất nhiễm mặn có thể trồng cây ăn trái được không? Nếu được, nên trồng những loại nào?

Nói chung, đa số loại cây ăn trái đều không thể mọc tốt trên vùng đất đã nhiễm mặn. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy một số loài cây ăn trái có thể chịu đựng được nếu nguồn cung cấp nước tưới trong mương vườn bị nhiễm mặn. Và để hạn chế do mặn vào các tháng cực trọng (3-4 dương lịch), các tỉnh duyên hải muốn lập vườn trồng cây ăn trái nên dự trữ nguồn nước ngọt trong mương vào các tháng trước đó (1-2 dương lịch) để cây đỡ bị thiệt hại.

Cụ thể có thể tạm chia làm hai nhóm cây ăn trái có thể canh tác được trên vùng đất có nguồn nước bị nhiễm mặn là:

- Nhóm chịu mặn trung bình: Chịu được với nồng độ muối từ 0,4-0,6% (EC = 6,3-9,4dS/m) gồm có me, cam, quít (phải tháp gốc cam 3 lá), bưởi, xoài (giống Châu Hạng Võ).

- Nhóm chịu mặn khá: Chịu được nồng độ muối trong nước tưới từ 0,6-1,0% (EC=9,4-15,6dS/m). Gồm có xa bô, và đặc biệt là mãng cầu xiêm (tháp gốc bình bát) có thể chịu được trên vùng đất nhiễm mặn bị ngập theo triều (các vùng trồng dừa nước ven sông).

 Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn nước ngọt trong mươmh vườn giúp các loại cây ăn trái (dù có khả năng chịu măn) sinh trưởng tốt hơn. Ngoài ra, bón phân hợp lý và cân đối (nhất là phải đầy đủ kali) cũng giúp cây trồng (kể cả cây ăn trái) chịu đựng măn tốt hơn so với bình thường

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình