Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin hỏi chăm sóc rừng tre trưởng thành như thế nào?
Tùy theo mức độ kinh doanh mà tiến hành chăm sóc rừng tre trưởng thành. Có thể chia ra 3 loại: Loại thứ nhất là kinh doanh tập trung, chủ yếu là cuốc cỏ, xới đất, cày xáo và bón phân, tỉa thưa hợp lý; loại thứ hai là loại kinh doanh bình thường, chủ yếu là dùng biện biện pháp chăm có, cuốc cỏ chặt chọn hợp lý; loại thứ ba là loại kinh doanh thô, chủ yếu là kết hợp chặt tỉa thưa, chặt bỏ cây gỗ cây bụi trong rừng.
Chăm sóc rừng tre trưởng thành là khâu quan trọng để thu được sản lượng chất lượng cao. Cho nên cần phải coi trọng việc chăm sóc rừng tre trường thành. Thông thường có mấy biện pháp sau:
- Mùa xuân hè phải bảo vệ măng để nuôi cấy, xúc tiến thành cây mẹ. Bảo vệ măng nuôi cây là điều chỉnh kết cấu rừng tre, nâng cao mật độ trồng rừng. cần tiến hành 3 khâu:
+ Tỉa măng hợp lý: Sau khi cây ra măng, cần chọn măng khỏe vì do điều kiện khí hậu thuận lợi sâu bệnh phát triển, dinh dưỡng thiếu, sẽ có hiện tượng một số măng bị thoái hóa, con số có thể lên tới 50%. Cần chọn đúng lúc, đúng độ, đúng đối tượng để kịp thời tỉa măng.
+ Kịp thời đào măng thoái hóa , nếu đào muộn sẽ làm cho măng thối, mất giá trị sử dụng. Măng thoái hóa có rất nhiều loại: măng bị khô, măng cong đuôi, măng vóng, măng thối gốc, măng bị sâu đục.
+ Những năm mất mùa cần để lại, không nên đào lấy măng.
- Giữa mùa hè và mùa thu càn chặt tỉa chăm sóc để cho roi tre lan rộng ra ngoài. Trước hết phải chặt hết cây yếu, cây biến dạng và sâu bệnh, cây khô cây đổ.
Tốt nhất là tiến hành vào tháng 6 và tháng 9. Thời gian này nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, cây bụi, cỏ dại dễ bị mục rữa, làm tăng nước và dinh dưỡng cho đất, cải thiện điều kiện vệ sinh rừng. Nếu làm quá muộn, cỏ già khó phân giải, năm sau cỏ mọc nhiều.
- Giữa mùa thu và đông cần đào bớt gốc tre cho cây mọc tốt hơn.
Cần chặt chọn hợp lý, điểu chỉnh kết cấu tuổi tre. Đối với tre mọc cụm, các cây tre gì lấn át, gốc mọc cao lên mặt đất, cây thừa dần, rễ khó tiếp xúc đất, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, tre nhỏ và sản lượng thấp dần. Nếu lâu dài không đào gốc đi, rừng tre sẽ bị suy thoái. Cho nên cần phải kịp thời đào gốc cây già, là biện pháp phục tráng rừng tre tái sinh. Việc đào gốc tre càn phải tiến hành vào mùa đông, lúc này nhiệt độ thấp, sinh trưởng và nhựa di chuyển chậm, ít ảnh hưởng đến tre mới ra. Khi đào không nên gây vết thương cho gốc và mắt tre sống, đào xong phải lấp đất lại.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình