Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cho biết cách xử lý ra hoa trên nhóm nhãn Tiêu da bò?

Một số nhà vườn ở các tỉnh phía Nam cũng đã dùng biện pháp xiết nước hoặc phun hoá chất (Nitrát Kali, Dekamon, Atonik…) để xử lý ra hoa cho nhãn Tiêu da bò. Tuy nhiên, các kết quả này thường kém ổn định, chỉ nên dùng phối hợp với biện pháp khấc cành để giúp cho nhãn ra hoa mà thôi.

Việc xử lý ra hoa nhóm nhãn Tiêu da bò được tiến hành qua các giai đoạn:

- Sau thu hoạch: cần xén tỉa cành và bón phân (theo tỷ lệ 1:1:1 cho N:P:K) theo liều lượng đã khuyến cáo, tưới nước và chăm sóc 2 tháng để cho cây ra 2 cơi đọt. Không nên xử lý khi cây có 1 hoặc 3 cơi vì năng suất sẽ thấp hoặc ra hoa không đều.

-Khoanh nhánh khấc cành): Khi đọt lá vừa ở giai đoạn lá lụa xanh (mùa khô) hay xanh lợt (mùa mưa). Chỉ khoanh ¾ tổng số cành cây, chừa lại ¼ số cành (thường là một cành phát triển trung bình) có bộ lá phát triển khá tốt để nuôi bộ rễ cây. Một số nhà vườn quên chú ý phần này, hoặc chừa cành quá nhỏ, dễ bị sâu bệnh phá hại, làm cây nhãn chết sau khi khấc. Vết khất nên rộng khoảng 5-8 mm trong mùa nắng và 8-15 mm trong mùa mưa, càng lớn sẽ có vết khấc rộng hơn. Nguyên tắc là vết khấc phải “liền da”(tái tạo vỏ thân) lúc cành nhú mầm phát hoa (sau 30-35 ngày) để cây không bị mất sức, làm hại phát hoa. Sau khi khấc cành phải dùng dây ny lông buộc lại (để tránh liền da) và cắt bỏ dây khi mầm hoa nhú ra.

- Nên kết hợp với bón phân (tỷ lệ 1:1:1), xiết nước (trong mùa khô) để tạo điều kiện cây dễ ra hoa. Bón thiếu kali cây sẽ cho nhiều hoađực.

- Sau 5-7 ngày, kết hợp phun Nitrát kali (0,5%), Atonik hay Dekamon (1cc/lít) để cây dễ ra hoa. Phun NAA (5-10 mg/l) cũng giúp cây cho nhiều hoa lưỡng tính hơn.

- Vào 2 tháng sau khi khoanh cành, hoa nở và thụ phấn. Nên hạn chế phun thuốc trừ sâu để côn trùng giúp hoa đậu trái. Sau khi trái đậu, cần xử lý thuốc trừ bệnh để ngăn ngừa bệnh thán thư (dùng Mancozeb, Manzate…), thối trái (Curzate, Ridomyl). Bón phân để nuôi trái ở 1 – 2 và 2,5 tháng sau khi trổ hoa. Trái chín khoảng 3 –3,5 tháng sau trổ.

Từ tỉa cành đến thu hoạch, nhãn tiêu da bò cần 7-7,5 tháng/vụ. Do đó, nhà vườn canh tác giỏi chỉ sản suất được ba vụ trái/2 năm mà thôi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình