Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc - Kỹ thuật nuôi gia súc khác
Như thế nào là phương pháp ủ lá sắn làm thức ăn cho gia súc?
Trước đây, người trồng sắn thường bỏ phí lá sắn tươi, không dùng trực tiếp cho gia súc ăn vì dễ gây ngộ độc. Hiện nay, tại nhiều địa phương, người dân đã biết phương pháp ủ chua lá sắn, tạo thêm nguồn thức ăn phong phú, nhiều chất dinh dưỡng, dự trữ được trong mùa đông mà gia súc rất thích ăn. Xin giới thiệu cùng bạn và bà con phương pháp này.
1. Chuẩn bị hố ủ
Hố có thể xây bằng xi măng hay dùng hố đào. Hố cần có thành chắc, cứng để quá trình đầm nén thức ăn không làm vỡ hố, không cho nước thấm qua thành hố làm hỏng sản phẩm ủ, đồng thời tạo môi trường kín, yếm khí để quá trình lên men ủ chua được tốt.
Nếu có điều kiện nên làm hố xây, mỗi mét khối thể tích hố sẽ ủ được chừng 500-600kg lá sắn tươi. Trong điều kiện không có hố xây, nên đào hố ủ nơi cao ráo và chuẩn bị sẵn các vật liệu như nilon, bao tải dứa, lá chuối... để lót và che tránh nước mưa ngấm vào khối ủ.
2. Chuẩn bị nguyên liệu
Cứ 100kg lá sắn tươi cần chuẩn bị 6 - 7kg cám gạo (có thể thay bằng bột sắn hay bột khoai lang), 0,5kg muối ăn. Trước khi thu hoạch sắn 2 - 3 tuần, tiến hành bẻ ngọn và lá sắn, chặt ngắn từng đoạn 8 - 10cm, sau đó tãi mỏng để héo trong mát (không phơi nắng).
3. Cách ủ chua
Các thành phần nguyên liệu như lá sắn, cám gạo, muối được tính theo tỉ lệ định trước, đem trộn lẫn đều ở bên ngoài hố ủ, sau đó bốc vào hố, trải đều thành lớp 20cm, rồi dùng vồ, đầm... nén chặt, càng chặt càng tốt. Chú ý những chỗ sát thành hố, gốc hố phải đầm kỹ, dùng nilon, hay lá chuối phủ kín, dùng đất tơi lấp lên trên dày 30 - 40cm, đầm nén chặt tạo thành hình mai rùa, không để nước mưa ngấm qua làm thối hỏng khối ủ.
Sau 5- 7 ngày ủ, khối ủ sẽ xẹp bớt xuống, tiếp tục đầm nén lớp đất trên để nén chặt thêm khối ủ. Có nén chặt như vậy mới tạo được môi trường yếm khí bên trong, mới tạo được sản phẩm lên men chất lượng tốt.
4. Sử dụng thức ăn ủ chua
Lá sắn đã được ủ 50 - 60 ngày có thể lấy dần cho gia súc ăn. Khối ủ đạt chất lượng tốt là lá sắn ủ có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men, vị hơi chua, gia súc rất thích ăn. Khi lấy thức ăn khỏi hố ủ, lên lấy dần từng lớp, sau đó đậy và ủ kín lại. Giữ càng kín thì bảo quản càng được lâu. Không đổ thức ăn thừa còn lại vào trong hố ủ. Lá sắn ủ chua có thể giữ trong 5-6 tháng. Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc vào mùa đông khô, là thời kỳ luôn thiếu thức ăn xanh cho gia súc./.
Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình