Tại đồng bằng sông Cửu Long, cây mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) tháp trên gốc cây bình bát (một loài mãng cầu dai, chịu ngập tốt) trồng trên đất nhiễm mặn, hoặc phèn mặn ngập theo thuỷ triều thường sinh trưởng và cho trái khá tốt (5-15 trái/cây/năm). Tuy nhiên, khi chỉ trồng trên đất phù sa hoặc nhiễm phèn, dù có hay không bị ngập, loại cây tháp này cho trái rất kém (dưới 1-2 trái/cây). Nguyên nhân do cây phát triển thân lá quá mạnh, khi cây ra hoa bị hiện tượng “lệch pha” với bộ phận cái (nướm) chín trước, sau 3-7 ngày bộ phận đực (bao phấn) mới tung phấn được. Phấn hoa mãng cầu xiêm lại rất dính, cánh hoa chỉ hé mở khi nở, nên khó thụ phấn chéo nhờ gió được.
Do đó, trên vùng đất phù sa hoặc phèn nhẹ, chỉ nên trồng mãng cầu xiêm ươm từ hột (phổ biến hiện nay) hoặc chiết nhánh (trái sau 1,5-2 năm tuổi), không nên trồng mãng cầu tháp gốc bình bát.
Tuy nhiên, nhà vườn đã lỡ trồng mãng cầu tháp, có thể hại chế thiệt hại, tăng khả năng đậu trái bằng cách: phun phân bón MKP (0-52-34) ở nồng độ 2% qua lá kết hợp phun chất diều hoà sinh trưởng NAA (nồng độ 40mg/lít) hoặc 2,4 –D (10mg/l) lên nụ hoa (lúc nụ có đường kính khoảng 2 mm), cách 10-15 ngày/lần trong 3-5 lần vào mùa ra hoa cũng giúp khả năng thụ trái của mãng cầu xiêm, hoặc mãng cầu xiêm tháp gốc bình bát. |