Hai đối tượng dịch hại thường gây hại cho cam quýt là bệnh vàng bạc (greening) do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) truyền sang rễ bị thối (do ngập úng hay do nấm Fusarium solani tấn công) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các đối tượng này sẩy ra cùng lúc với cây bị suy kiệt do thiếu dinh dưỡng hoặc bón phân không cân đối làm các vườn cam quýt ở các tỉnh phía Nam có tuổi thọ rất kém (dưới 10 năm tuổi).
Do đó, để tăng tuổi thọ của vườn (trên 15 năm), nhà vườn cần chú ý các nguyên tắt sau:
- Các vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu long luôn giữ mặt nước trong mương vườn từ 0,6-0,8 m cách mặt liếp. Không nên cho nước vào quá gần mặt liếp (sau xiết nước ra hoa) hoặc để mực nước quá cao trong mùa mưa làm rễ bị ngập úng, bị thương và tạo cho nấm bệnh xâm nhiễm.
- Bón thêm phân hữu cơ hoai mục 10-20kg/cây (tốt nhất là phân trâu bò) để tăng nguồn vi sinh vật đối khán với những bệnh phá hại rễ cây.
- Xử lý bị rầy chổn cánh, rầy mềm và sâu vẽ bùa vào các đợt cây ra đọt để ngừa bệnh greening và các bệnh virus xâm nhiễm. Không trồng các loại vây kiểng cùng họ như cần thăng, nguyệt quế… để không hấp dẫn rầy vào vườn.
- Trồng các cây to chắn gió quang vườn (xoài, sầu riêng…)cũng hạn chế sâu bệnh xâm nhiễm vườn cây qua lây lan.
Bón phân cân đối: Muốn cây cam quýt chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện khắc nghiệt của mọi trường thì cây phải khoẻ mạnh. Cây cam quýt chỉ khoẻ mạnh khi được cung cấp dưỡng chất với tỷ lệ cân đối giữa N:P:K với lượng phân hợp lí. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn cây tơ: bón phân với tỷ lệ 2:1:1(cung cấp khoảng 0,5-1 kg/cây phân 16-16-8, tuỳ vào tuổi cây.
+ Giai đoạn cho trái (4-9 tuổi): bón với tỷ lệ 2:1,5:1 cho N, P,K (khoảng 1,0 kg 20-20-15 và 0,2 kg urê). Lượng phân này tăng dần hàng năm đến khi cho trái ổ định (sau 10 năm tuổi).
Các vườn thâm canh cho năng suất cao nên bổ sung thêm calci (50- 100g/gốc, Magnê (30-50 g/gốc), kẽm (qua phân bón lá) để cây không bị suy kiệt sau mùa nuôi trái.
- Xén tỉa cành: Trước khi xiết nước (xử lý ra hoa) cần loại bỏ các cành tược, cành sâu bệnh và cành vô hiệu bên dưới tán cây để tán được thông thoáng, đồng thời đốt bỏ các lá bệnh rụng (do ghẻ loét, vi khuẩn), trái hư… để không lây truyền bệnh. Tán cây thông thoáng giúp cây hạn chế các bệnh tấn công, nhờ đó cây chống chịu tốt hơn |