Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Cá chép nuôi trong ao của gia đình tôi có hiện tượng: cá ngạt thở, bơi lên tầng mặt, cá bơi không định hướng và mất thăng bằng, da có màu tối và xuất huyết, mắt cá hơi lồi ra. Khi mổ cá thấy ruột chướng hơi, gan và mật sưng lên. Xin cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh?
Với những thông tin như mô tả ở trên thì có thể cá đã bị bệnh xuất huyết. Xin cung cấp những thông tin dưới đây để áp dụng cho ao nuôi cá đạt hiệu quả:
1. Dấu hiệu bệnh lý:
- Bên ngoài: Cá trong ao có hiện tượng ngạt thở, bơi lên tầng mặt, cá bơi không định hướng và mất thăng bằng. Nhìn bên ngoài thấy da có màu tối và xuất huyết. Mang có màu nhợt nhạt xuất huyết, mắt cá hơi lồi ra. Vây, đuôi bị cụt, vảy tróc, mình bầm tím (xuất huyết ngoài).
- Bên trong: Ruột chướng hơi, gan và mật sưng lên, khi cá bị bệnh nặng thường nội tạng nhũn ra (xuất huyết trong).
2. Tác nhân gây bệnh:
- Bệnh xuất huyết do vi rút Rhabdovirus carpio gây ra, chúng có dạng hình que, một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90-180nm, rộng 60-90 nm.
3. Phân bố và lan truyền bệnh:
- Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, virus gây bệnh từ giai đoạn cá giống đến cá thịt. Ngoài ra còn gặp ở một số loài cá khác như mè trắng, mè hoa, cá diếc, cá nheo.
- Bệnh thường lây lan mạnh. Virus từ cá bệnh có thể theo phân cá, dịch nhớt trên thân và các chất thải khác của cá bệnh vào môi trường nước, chúng xâm nhập vào cá khoẻ qua mang, da và miệng.
- Bệnh xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp, thường vào cuối đông đầu xuân ở các tỉnh phía Bắc, ao nuôi cá thịt, cá bố mẹ đều gặp bệnh này. Đây là loại bệnh cấp tính nên phát bệnh rất nhanh và có tỷ lệ chết rất cao.
4. Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh:
+ Xử lý đáy ao bằng vôi bột 7-10kg/100m2, trong quá trình nuôi 2-3kg/100m2. Thả giống đúng thời vụ, không nuôi mật độ dày, tắm cá giống qua nước muối 2-4g/lít nước trước khi thả. Thay nước hoặc đảo nước trong ao khi thời tiết thay đổi.
+ Định kỳ dùng chế phẩm sinh học như EMC, Bio-DW tạt xuống ao 1-2lít/1.000m³, hoặc dùng EMC-tỏi, trộn với thức ăn tinh cho cá ăn 3-4 ngày/tháng.
+ Tạt muối xuống ao (2kg/1.000m³ nước, những ao rộng có thể treo túi vôi hoặc muối tại điểm cho ăn).
- Trị bệnh:
Trộn thuốc Enrofloxacine, Amoxicillin liều lượng 2g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3-5 ngày. Đã có vaccine cho bệnh này, tuy nhiên hiệu quả còn thấp trong khi giá thành quá cao./.
Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình