Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết cách phòng và trị bệnh đốm trắng trên tôm nuôi?
Bệnh đốm trắng trên tôm rất nguy hiểm, có thể làm chết 100% tôm nuôi từ 3-10 ngày. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị, vì thế chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Cần phải làm ao thật kỹ lưỡng trước khi thả giống để ngăn chặn mầm bệnh ngay ban đầu.
- Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống như sau: 
+ Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất, lấp hết các hang ở bờ ao để cua còng không có nơi trú ẩn. Rào lưới để ngăn chim, ngăn giáp xác từ các ao khác vào ao nuôi.
+ Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5-7 ngày.
+ Cấp nước vào ao nuôi qua màn lọc để ngăn trứng hoặc ấu trùng các loài giáp xác, cá tạp nhiễm bệnh vào ao nuôi. 
+ Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh, sau đó cấy men vi sinh để gây màu nước trước khi thả giống.
- Chọn con giống chất lượng, không mang mầm bệnh đốm trắng là cực kỳ quan trọng. Vì thế cần chọn những nhà cung cấp giống có uy tín và kinh nghiệm. Nếu cần thiết việc xét nghiệm PCR để xác định tôm giống sạch bệnh cũng nên được tiến hành.
- Một yếu tố quan trọng gây ra dịch đốm trắng đó chính là nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ môi trường biến động trong ngày thường là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh bùng phát. Theo một số nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng cho thấy khi duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 31-33 độ sẽ giảm tối đa dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên việc duy trì nhiệt độ trong các ao nuôi hiện nay là rất khó, một số trang trại nuôi thâm chí che bạc vào mùa đông để duy trì nhiệt độ trong ao nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát./.
Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình