Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết cách phân biệt bệnh sốt rét gà và các bệnh truyền nhiễm khác?
Bệnh Ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét gà. Bệnh có thể xảy ra ở phạm vi rộng có tính chất vùng, nhưng tỉ lệ lây lan trong đàn chậm tùy thuộc vào ký chủ trung gian truyền bệnh. Tỉ lệ nhiễm bệnh từ 15 - 20%, tỉ lệ tử vong rất cao tới 70% đối với gà nhỏ, 5 - 20% đối với gà trưởng thành, gà đẻ.
Chẩn đoán bệnh:
* Dựa vào đặc điểm dịch tễ học: Bệnh thường xảy ra theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, miền nóng ẩm, nơi trồng nhiều cây màu. Bệnh xảy ra tập trung vào mùa xuân và hè.
* Dựa vào độ tuổi mắc bệnh: Gà thường mắc bệnh ở 35 ngày tuổi trở lên, tỉ lệ chết cao, gà mái giảm đẻ, ngừng đẻ không rõ nguyên nhân.
Dựa vào bệnh tích điển hình: Gà chết thường ộc máu ở miệng, mũi. Khi cắt tiết mổ khám máu loãng không đông, phân màu xanh lét.
Dựa vào kết quả điều trị: Dùng thuốc kháng sinh điều trị không hiệu quả.
* Chẩn đoán phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác:
Giống bệnh Cúm A H5N1: Vì cũng xuất huyết dưới da.
Giống bệnh Newcaslte: Cũng xuất huyết ở dạ dày tuyến.
Giống bệnh Marex: vì quả Tối và dạ dày tuyến sưng to, xuất huyết.
Giống bệnh Cầu trùng: cũng ỉa ra máu tươi, xuất huyết ruột non, manh tràng.
Giống bệnh Bạch lỵ: cũng xuất huyết lấm tấm hình đinh ghim ở gan.
Giống bệnh Tụ huyết trùng: cũng ỉa phân xanh, xuất huyết ở ruột non.
Giống bệnh Coryza sưng phù đầu: cũng sưng phù đầu, sưng mắt
Giống bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm: cũng xuất huyết và teo buồng trứng.
Giống bệnh Đầu đen: Mào, tích cũng nhợt nhạt, sưng gan, thận.
Giống bệnh Thiếu dinh dưỡng, thiếu khoáng: cũng khô chân, mào nhợt nhạt.
Giống bệnh Nhiễm trùng huyết: Gà thường mắc bệnh sau những đợt mưa rào, ỉa phân xanh, lông rất dễ rụng thành mảng to, xuất huyết dưới da.
* Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: lấy máu gà mắc bệnh nhuộm, soi trên kính hiển vi thấy ký sinh trùng hình thoi.
Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình