Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây hoa, cây cảnh
Muốn trồng hoa cúc để phục vụ tết nhưng chưa biết cách chăm sóc và xử lý Cúc ra hoa đúng dịp Tết? Xin cho biết cách chăm sóc và xử lý Cúc ra hoa đúng dịp Tết?
Hoa Cúc vốn là loại cây khó trồng do dễ bị nhiễm sâu bệnh, vì thế để cây cho chất lượng hoa tốt, hoa to, nở đúng dịp đòi hỏi người nông dân phải nắm vững kỹ thuật trồng, cách chọn giống, cách chăm sóc. Bên cạnh kỹ thuật trồng hoa Cúc lấy cành thì ngày nay người chơi lại chuộng hoa cúc chậu, bởi nó có thời gian sử dụng dài, đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cúc chậu.
- Giống cúc: Giống Cúc đại đóa. Thời vụ: 1-15/8 âm lịch.
- Tiêu chuẩn cây giống đem ra trồng:  Cây cao 5-7 cm, có 2-3 cặp lá, chiều dài rễ 1-3cm, sạch bệnh. Cây phải khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
- Chuẩn bị giá thể: Tro trấu, cát, xơ dừa tỷ lệ 1: 3: 1      
Xơ dừa ủ trước khi trồng vài tháng, khi ủ trộn với vôi tỷ lệ 1: 5, hàng ngày tưới nước, khoảng 10 – 15 ngày đảo đều, ủ cho đến khi hoai mục.
Trước khi trồng 1- 2 ngày ngâm Vibasu 10H tưới vào giá thể để trừ kiến, dế.
* Khi trồng ra chậu cần chú ý:
 - Giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt giảm thiểu nhiễm bệnh, bà con  nên trồng hoa cúc chậu trong nhà có mái che; tùy vào điều kiện kinh tế của từng hộ dân có thể dùng nhà lưới hiện đại hay nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm.
- Khi trồng xong thì ta nên tưới nước bằng vòi hoa sen loại “doa 9” hoặc “doa 10”, loại vòi hoa sen này được bà con trồng cúc đặt mua tại Đà Lạt vì khi tưới nước sẽ “chụm lại”, còn loại vòi hoa sen mua tại Phú Yên sản xuất thì khi tưới nước “xòe ra” làm lãng phí nước, hao điện. Sau khi trồng ra chậu thì nên tưới sương ngày 3 lần, vừa đủ ẩm mục đích cho cây bén rễ, không bị héo.
- Sau khi trồng Cúc ra chậu ta nên chong đèn ngay, thời gian chong đèn từ lúc 19h – 22h, dùng bóng chữ U( 18 – 20W), chiều cao từ chậu đến vị trí đặt bóng là 1,5m, khoảng cách 2,5m ta đặt một bóng đèn.
- Bón phân NPK( 20-20-15) + DAP với liều lượng 1kg/100 chậu, cứ cách 5 – 7 ngày ta tưới một lần.
- Giai đoạn cây con dùng Coc 85 để tưới mục đích ngừa bệnh lỡ cổ rễ, chết cây con do nấm gây ra.
- Khi cây bén rễ ta phun phân bón lá 33: 33: 11 + TE, Atonik, Rong biển… phân bón lá ta nên phun định kỳ 7 ngày/ lần.
- Sau trồng khoảng 15 - 20 ngày, ta tiến hành bấm ngọn để 2 nhánh/cây mục đích để sau này cho số lượng bông nhiều hơn, nếu ta để 1 nhánh/cây số lượng bông ít, về hình thức chậu bông không được đẹp, giá bán không cao, người tiêu dùng ít lựa chọn.
- Trước khi bấm ngọn, ta nên bón phân NPK( 20-20-15) + DAP với liều lượng 2kg/100chậu. Nên tiến hành bấm ngọn vào buổi sáng.
- Khi cây đạt chiều cao 20 - 25cm ta tiến hành cắm tăm và giãn khoảng cách các chậu 1,2 - 1,5m. Chúng ta vẫn chăm sóc, tưới nước đều đặn nhưng chú ý tăng cường phân bón rễ như: Super Humic, Bimix loại ống (36ml/ống) pha 3 bình 8 lít vì giai đoạn này chúng ta cắm tăm làm tổn thương bộ rễ.
- Giai đoạn này bón phân NPK( 20-20-15) + DAP với liều lượng 3kg/  100chậu, cứ 5 – 7 ngày ta tưới một lần.
- Phun phòng thuốc trừ bệnh đốm lá, gỉ sắt như: Anvil, Ridomil…
- Phun thuốc phòng trừ bọ trĩ gây hại: Confido…
- Đầu tháng 11 âm lịch ta tiến hành ngắt điện cho cây Cúc, nên ngắt điện từ từ không nên ngắt điện một lần vì nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa Cúc. Chú ý: Hạn chế tưới đạm, tăng hàm lượng Kali, bón phân NPK( 5-5-20) 2kg/100chậu, nếu cây hoa Cúc xấu thì ta tăng lượng phân lên. Cứ 7-10 ngày ta tưới 1 lần.
- Tiến hành ngắt tỉa nụ: Để lại 1 nụ chính/cây. Tỉa nụ dựa theo thời tiết: Trời âm u, thiếu ánh sáng tập trung lặt nụ sớm; thời tiết ấm áp ta để 3 nụ/cây.
- Từ 10 – 15/12 âm lịch nếu nụ cỡ 1cm thì ta nên lặt hết các nụ phụ để lại 1 nụ chính, mục đích tập trung chất dinh dưỡng nuôi nụ chính để trổ bông trúng dịp tết.
- Khoảng ngày 20/12 âm lịch nếu nụ còn nhỏ ta phun phân bón lá KNO3(50 – 100g/bình 16lít) để kích thích trổ bông, 3-5 ngày phun một lần, nên phun vào lúc chiều mát.
 - Nếu bông nở sớm ta mua bọc nhựa bọc lại để hạn chế sự nở của bông hoặc không thì ta làm giàn bằng lưới đen để che ánh sáng hạn chế bông nở sớm.
* Bà con nên lưu ý:
- Nước tưới ngày 2 lần: Buổi sáng từ 6 – 7 h, nếu hôm nào có sương muối thì tưới sớm hơn. Buổi chiều tưới khoảng 15h nhằm mục đích để cho bộ lá vào ban đêm ráo nước hạn chế nấm bệnh xâm nhập gây hại.
Nguồn: khuyennongpy.org.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình