Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin cho biết cách trồng dưa leo trên đất không cần làm giàn? Loại đất cát pha có phù hợp trồng dưa leo không?.
* Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo trên đất không cần làm giàn :
- Đặc tính sinh học:
Dưa leo thuộc nhóm rau ăn trái, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, giá cả  tương đối ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người tiêu dùng.
- Thời vụ: 
Có thể gieo trồng quanh năm, nhưng dưa leo bò đất có 2 thời vụ chính:
+ Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 12 - 1 dương lịch.Vụ này thời tiết lạnh, thường có dịch bọ trĩ và bệnh đốm phấn phát triển mạnh nên phải đầu tư cao.
+ Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1 - 2, thu hoạch 3 - 4 dương lịch, mùa nầy nhiệt độ cao thích hợp cho dưa leo trồng đất. Cuối mùa nắng, thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm, lượng nước bốc thoát qua mặt đất và lá dưa nhiều, nếu không tưới đủ nước cây sinh trưởng kém thân ngắn, lá nhỏ, hoa trái ít và cho năng suất thấp.
- Giống:
+ Phần lớn là giống địa phương. Một số giống lai F1 đang được nông dân nhiều nơi sử dụng rộng rãi là 124, 702, 3001, 3002, TN 331, 133, 169, 251….  Đây là những giống kháng bệnh tốt, cho năng suất cao, quả suôn dài, đẹp, chất lượng quả dòn, ngọt hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
+ Lượng giống trồng cho 1 ha tùy phương pháp trồng: Dưa thả bò trên đất, dưa  địa phương tỉa thằng cần 1 - 3 kg hạt giống/ha; trồng dưa F1 cần 0.5 - 0.8 kg hạt/ha.
- Chuẩn bị đất và gieo hạt:
+ Trồng trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất có nhiều mùn và có độ màu mỡ, chân đất cao dễ thoát nước.
+ Cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật. Lên liếp rộng khoảng 1,1-1,3 m, cao 10-15cm (mùa mưa lên cao 20-25cm), khoảng cách giữa 2 liếp là 30cm.
- Trường hợp hộ tự để giống, trước khi gieo hạt giống cần xử lý hạt giống như sau: phơi lại 2-3 giờ dưới nắng nhẹ rồi ngâm trong nước ấm 35-40oC trong 3-4 giờ, khi hạt nứt nanh thì đem gieo; trường hợp hộ mua giống F1 của thì không xử lý.
- Khoảng cách trồng:
Trên mỗi liếp trồng 2 hàng, hàng cách hàng 0,7 - 0,8m, cây cách cây 30 - 40cm. Độ sâu đất lấp từ 2 - 3cm tuỳ theo tính chất đất đai. Đất nhẹ, đất cát pha lấp đất dày hơn một chút, đất thịt trung bình lấp đất mỏng hơn. 
- Bón phân và chăm sóc:
Tổng lượng phân: tính cho 1.000m2
Phân chuồng hoai mục: 2-2,5 tấn
Phân Super lân:              30-35 kg
Vôi:                                100 kg
Phân Urê:                       25-30 kg
Phân Kali:                     20-25  kg
Cách bón:
Bón lót: Trước khi trồng (7-10 ngày) nên bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + toàn bộ vôi + 6-7 kg urê + 4-5 kg kali
Bón thúc:
Lần 1 (khi dây có 2-3 lá thật) :       7-8kg Urê +  5-6 kg kali
Lần 2 (khi dây leo giàn):                 7-8 kg Urê + 6-7 kg kali
Lần 3 (khi dây ra hoa rộ):               5-7 kg Urê +  5-7 kg kali
Nếu dùng phân hỗn hợp NPK hoặc phân DAP thì cần tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp. Tùy chất đất mà có thể tăng, giảm lượng phân cho thích hợp.
Chăm sóc:
+ Thời kỳ cây con cần tỉa bớt cây xấu, cây bị bệnh để đảm bảo đúng mật độ, khoảng cách.
+ Khi mới trồng, thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ, hồi xanh.
+ Các lần bón thúc phân cần làm sạch cỏ dại, kết hợp với vun xới.
+ Khi cây bắt đầu có tua cuốn, tiến hành làm giàn cho cây. Trường hợp trồng dưa trên đất không làm giàn,  phải đậy rơm xung quanh gốc để giữ ẩm hoặc rải rơm rạ khắp mặt ruộng cho dưa bò, đồng thời bảo vệ trái khỏi hư thối do tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm, màu sắc trái đẹp hơn và cũng hạn chế được sự phát triển của cỏ dại.
-  Phòng trừ sâu bệnh:
* Sâu: các loại sâu thường gặp như:
+ Sâu xám, dế: Thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết cây, dùng thuốc hạt như Basudin 10H rãi vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1000 m2).
+ Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Sherpa, Trigard.
+ Bọ trĩ: thường trập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, làm dưa chùn ngọn không phát triển được và tác nhân lây lang bệnh do virus, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Confidor 100SL, Tango 800WG, Canon 100SL, Admire.
+ Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Pegasus 500SC, Polytrin, Karate, Sherpa.
* Bệnh: Các loại bệnh thường gặp như:
Bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư có thể dùng 1 số thuốc như: Ridomil, Juliet, Aliette... để phòng trừ.
- Thu hoạch:
Thời điểm thu hoạch khi trái lớn, vỏ nhẵn, phẳng gai. Thường 2-3 ngày thu 1 lần, thời gian thu hoạch có thể kéo dài 2-3 tuần. Thu đúng lúc, đúng lứa quả, đảm bảo thời gian cách ly phân, thuốc, thu vào buổi sáng, không để dập nát ảnh hưởng đến việc chế biến xuất khẩu.
- Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2 - 3 đợt hái trái pha loãng phân NPK (20-20-15) tưới bổ sung một lần (mỗi lần pha khoảng 5 - 7 kg NPK (20-20-15)/1000m2), chú ý pha loãng để tránh làm hư rễ cây, nhằm cung cấp dinh dưỡng kip thời cây cho  nhiều trái hơn giảm số quả bị đèo.
* Về điều kiện sinh thái của cây dưa leo, thì loại đất cát pha rất phù hợp cho việc trồng dưa leo.
Nguồn: khuyennong.binhthuan.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình