Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục một số bệnh mà Lươn thường gặp phải?
Nguyên nhân: 
+ Mật độ thả quá cao: Bể nhà chị rộng 3m thả 100kg giống là quá dày lươn bị hoãn loạn và không ăn; lươn quấn vào nhau, tiết nhiều nhớt làm nhiệt độ nước tăng, hàm lượng oxy giảm. Những con nặng đầu sưng phồng lên, xuất huyết và chết.
+ Lươn bị chai hoặc suy: Nguồn lươn giống được nhập về hoặc đánh bắt ngoài tự nhiên bằng mồi thuốc, chích điện,… Các đầu mối thu gom khoảng 1 - 2 tuần đủ số lượng sẽ chuyển cho các cơ sở bán giống. Trong tháng đầu không cho lươn ăn, thời gian từ khi đánh bắt đến khi tập cho ăn dài, lươn bị bỏ đói lâu ngày.
+ Lươn không đạt cỡ sau khi nuôi thương phẩm: Sau khi nuôi từ 8 tháng đến 1 năm, những con lươn chưa đạt trọng lượng thương phẩm (200g/con) được gom lại bán cho các trại lươn giống bán lại cho các hộ nuôi. Do đã nuôi lâu ngày không lớn nên hầu hết lươn đã bị chai hoặc lớn rất chậm, khi nuôi sẽ xuất hiện lươn chết dần không rõ nguyên nhân.
Khắc phục:  Chọn nguồn cung cấp lươn giống đảm bảo chất lượng:
+ Giống tự nhiên: Kích cỡ không đồng đều và phụ thuộc vào mùa vụ khai thác. Khi thả giống không nên chọn lươn quá lớn (100g/con) vì loại này khi đánh bắt đã bị vuốt cho gãy xương sống để khỏi bò mất, do vậy lươn sẽ chết sau 7 - 10 ngày thả. Ngoài ra lươn được đánh bắt bằng mồi thuốc dân gian cũng không nên thả vì loại này cũng dễ chết sau khi thả vài ngày và thường chết rộ sau 10 - 15 ngày.
+ Giống nhân tạo: Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất thành công giống lươn đồng chị có thể liên hệ để mua giống đảm bảo chất lượng và kích cỡ đồng đều.
+ Thả mật độ vừa phải: Mật độ thả thích hợp 100 - 200 con/m2, kích cỡ lươn  giống 50 – 60 con/kg.
+ Thức ăn thích hợp: Cá tạp, ốc bưu vàng,… xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ và tập cho lươn ăn 1% trọng lượng thân, trong 20 - 30 phút nếu lươn ăn hết sẽ tăng lượng thức ăn lên 2% sau 3 ngày và lượng thức ăn tối đa 5% trọng lượng lươn thả.
* Lưu ý: Khi mua giống tự nhiên về phải có phương pháp thuần dưỡng:
- Do không rõ nguồn gốc, phương pháp đánh bắt lươn giống nên việc thuần dưỡng lươn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong nuôi thương phẩm. Quá trình thuần dưỡng đựơc tiến hành theo các bước sau:
- Nên có nhiều bể thuần dưỡng để có thể chứa nhiều cỡ lươn khác nhau.
- Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp (đặt ở chổ có bóng râm hoặc có mái che).
- Tránh gây chấn động trong thời gian thuần dưỡng và nuôi thương phẩm.
- Lươn thu gom về phải tắm qua nước muối 2 - 3%  (20 - 30g/lít nước) từ 10 - 15 phút để xử lý.
- Mật độ thuần dưỡng 2 - 4 kg/m2, mực nước trong bể khoảng 20 - 30cm, giá thể là dây nilon, ống nhựa, lục bình,…
- Điều kiện môi trường thích hợp: Nhiệt độ từ 26oC - 30oC;  pH từ 6,5 - 8,0; độ mặn ≤ 6‰.
- Tùy thuộc vào quá trình thuần dưỡng mà có biện pháp xử lý cụ thể, thay nước 1 - 2 lần/ngày (nước bị nhiễm bẩn nhiều hay ít do chất thải của lươn tiết ra).
- Thời gian thuần dưỡng dài hay ngắn tùy theo nguồn giống. Trong thời gian thuần dưỡng tuyệt đối không cho lươn ăn. Khi không còn thấy lươn yếu, lươn chết, bơi lội nhanh nhẹn bắt đầu tập cho lươn ăn trùn, cá tạp,… và có thể thả vào bể nuôi thương phẩm.
Nguồn: khuyennong.binhthuan.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình