Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục bệnh xuất huyết trên họ cá chép?
Theo như mô tả thì đây là bệnh xuất huyết trên họ cá chép (trắm, trôi, mè, chép). Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa đông đầu màu xuân khoảng từ tháng 12 đến đến tháng 2 năm sau nên gọi là bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép.
Nguyên nhân:
- Bệnh là do virus có tên là Rhadovirus capio gây bệnh.
- Do sự biến động của nhiệt độ đặc biệt là vào lúc giao mùa, thường xảy ra ở cuối mùa đông và đầu mùa xuân khi nhiệt độ dưới 18oC.
- Nuôi mật độ dày, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chất lượng nước kém, điều kiện thời tiết, khí hậu.Tất cả các yếu tố này xảy ra gây tình trạng cá bị stress, bỏ ăn, sức khoẻ yếu mất sức đề kháng dễ dàng bị virus tấn công gây bệnh.
Biểu hiện:
- Cá trong ao có hiện tượng ngạt thở, tách đàn, bơi ở tầng mặt, hoặc chết chìm ở tầng đáy, cá không bơi định hướng, mất cân bằng.
- Bên ngoài: Có hiện tượng xuất huyết trên bề mặt thân, mang, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy, mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính bết lại.
- Bên trong: Bên trong xoang bụng có hiện tượng xuất huyết trên bề mặt nội tạng trong xoang bụng. Ruột chướng hơi, đôi khi có dịch gan, lá lách sưng, xoang bụng có chứa dịch nhờn, có hiện tượng xuất huyết ở bóng hơi. Quan sát bóng hơi, thấy bóng hơi bị teo một ngăn.
Phòng ngừa và trị bệnh:
* Phòng bệnh:
- Xử lý màu nước ao tốt, nguồn nước sạch không nhiễm tạp chất hay các mầm bệnh khác. Xử lý đáy ao bằng cách rãi vôi bột từ 7 – 10 kg/100m2. 
- Cá giống thả nuôi phải khoe mạnh, không mang mầm bệnh từ cá bố mẹ, tắm cá bằng muối pha loãng trước khi thả nuôi.
- Không thả nuôi quá dày (tối đa 5 con/m2).
- Các dụng cụ sử dụng như vợt, lưới, thau, xô phải được khử trùng trước khi và sau khi sử dụng để tránh lây mầm bệnh từ bên ngoài.
- Không được vứt các phế phẩm của vật nuôi sau quá trình chế biến (ruột, mang, da, xương cá) xuống nguồn nước nuôi và các thiết bị dụng cụ nuôi.
- Kiểm soát tốt nhiệt độ trong quá trình nuôi bằng cách nuôi cá ở nhiệt độ cao hơn 200C, thay nước 30% nước trong ao định kỳ 2 lần/tháng, trong quá trình nuôi rãi vôi định kỳ tuần/lần 3kg/100 m3 nước.
- Quản lý tốt nguồn thức ăn, không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước và lãng phí về kinh tế.
- Định kỳ 15 ngày dùng chế phẩm sinh học như EMC, Biobacte, Biopower.
- Bổ sung Vitamin C, men tiêu hoá vào thức ăn trước khi cho cá ăn.
* Trị bệnh:
- Xử lý môi trường nước ao bằng:
+ BioIodine liều lượng 1 lít/5.000 m2
+ Vicato liều lượng 1kg/3.000 m2 nước.
- Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn
+ Amoxcixillin 2g/kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 3-5 ngày.
+ Sulfamid, Biogan 100g/1 tấn cá nuôi trong ao. Cho ăn từ 5-7 ngày liên tiếp.
Lưu ý: Ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi một nửa so với ngày thứ nhất.
Nguồn: khuyennong.binhthuan.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình