Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục bệnh táp lá, rụng lá trên cây Đinh Lăng?
Có 3 lý do chủ yếu làm cho một cây khỏe mạnh với tán lá khỏe mạnh đột ngột bị rụng lá hoặc lá đột nhiên trở lên khô, giòn, vàng úa cây cứ lụi dần rụng hết lá rồi chết (chỉ trong hơn 2 hoặc 3 ngày).
- Sương giá, một loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới đang được tiếp xúc với sương.
- Hóa chất độc hại, cây được tiếp xúc với một hóa chất độc hại hoặc trong đất hoặc không khí (trực tiếp vào các tán lá). Mặc dù rất hiếm, nó không phải là làm cho cây bị hư hại nặng, bị ảnh hưởng khi vô tình sử dụng chất diệt cỏ phun sang cây cảnh, hoặc trôi sang chỗ đất của cây đinh lăng.
- Úng nước hoặc bị hạn là lý do gặp phổ biến nhất. Cây bị ngập úng lâu sẽ chết là vì thiếu lượng oxi nên sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ sẽ theo cơ chế thụ động (thẩm thấu), mà như vậy thì sẽ tích lũy chất độc hại làm chết tế bào lông hút ở rễ và sẽ không có khả năng tạo ra tế bào lông hút mới, từ đó không hấp thu nước được. Lá bị ú rụng. Ngược lại cây bị hạn, thiếu nước làm cho cây khô nhanh, Một khi không có độ ẩm còn lại trong đất của các cây đinh lăng, lá héo dần và sẽ chết trong vài giờ.
Đất bị để khô hoàn toàn? Đất không được tưới đủ và đúng thời gian khi cây cần nước? Là đất khô nhưng nhìn ướt vì bạn chèn cây quá chặt và bề mặt của đất không tơi?
Ít nghiêm trọng hơn việc úng hạn nước, một số trường hợp cây có thể không chết nhưng cũng có thể dẫn đến vàng lá. Hãy xem xét hiện tượng vàng lá và rụng lá có thể xảy ra đối với một số lý do khác nhau dưới đây:
- Bệnh lá vàng da là do sự thiếu hụt chất khoáng và là do thiếu magiê, mangan hoặc sắt. Ta nhanh chóng sử dụng phân bón chất lỏng có chứa nguyên tố khoáng một cách dễ dàng có sẵn tại tất cả các đại lý bán thuốc BVTV. Có thể (và nên) dùng phân bón Miracid - tăng diệp lục tố, ngăn ngừa sự rụng lá, vàng lá, cải thiện đất có axit, kiềm, phèn mặn và bạc màu.
- Đâm chồi. Lá vàng rụng xuống (trừ khi gây ra là bệnh vàng lá) điều này có khả năng là cây đang đâm chồi non.
- Héo trên khu vực rộng lớn của cây có thể xảy ra khi một cây bị tổn thương vì lý do nào đó và cây phản ứng bằng cách tự làm lá rụng để đảm bảo sự sống của cây. Nguyên nhân thường do các thiệt hại cho toàn cây bởi rễ quá hoặc thiếu nước làm rễ khô đi.
Rụng lá tự nhiên, một số cây ra nhánh mới từ nách lá và sau đó sẽ tự nhiên loại bỏ các lá ở nách đó. Nên kiểm tra xem có nhánh mới đâm ra từ lá bị rụng hay không?
- Thường cây xanh sẽ có thời kỳ mỗi năm rụng lá cũ và nó được thay thế bằng lá mới. Nếu lá vàng và mọc lá mới thay thế là điều lẽ tự nhiên.
Biện pháp hóa học:
Một số loại thuốc phòng và trừ nấm bệnh hại cây trồng, từ đó có thể có cách sử dụng hữu hiệu hơn.
Thuốc phòng bệnh:
Thuốc phòng bệnh được phun phủ lên toàn bộ bề mặt cây trồng (thân, lá, hoa, quả... trong một vài trường hợp phun thuốc cả hạt giống và đất gieo trồng), để vô hiệu hoá nấm bệnh khi chúng xuất hiện trên bề mặt cây trồng. Nhóm thuốc phòng bệnh như: Các hợp chất của đồng, Chlorothalonil; Mancozeb; Propineb...
Thuốc trừ bệnh:
Thuốc trừ bệnh tác động lên mầm bệnh ngay cả khi chúng đã xâm nhiễm và gây bệnh trên các mô của cây trồng và có hiệu quả chữa bệnh. Vì thế, các thuốc thuộc loài này ức chế không cho bệnh tiếp tục phát triển. Các thuốc trừ bệnh đều có cơ chế tác động dạng nội hấp.
Sử dụng có hiệu quả thuốc phòng và trừ bệnh:
Nên sử dụng thuốc phòng bệnh khi thấy có những điều kiện phù hợp cho nấm bệnh phát triển (thường là sau khi có mưa kéo dài và độ ẩm không khí cao hoặc những ruộng bên cạnh đã nhiễm bệnh). Khi thấy bệnh vừa chớm xuất hiện, cũng có thể ngắt những lá bị bệnh đem hủy đi và phun thuốc phòng để bệnh không lan sang cây khác. Để khắc phục có thể phun hỗn hợp hai loại thuốc phòng và trừ một lúc (như Metalaxyl+Mancozeb; Carbendazim + Sulfur...) bằng cách sử dụng các thuốc tổng hợp đã có sẵn ở thị trường hoặc tự mua từng loại riêng rẽ về và pha hỗn hợp trong bình phun. Thuốc trừ bệnh không như trừ sâu và cỏ dại, cần được sử dụng ở giai đoạn sớm vì không thể cứu cây trồng khi đã bị bệnh làm héo, lụi dần vì rụng lá, thối,...
Nguồn: khuyennong.binhthuan.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình