Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết ủ phân bò với dây thanh long và trái thanh long bị nhiễm bệnh đốm trắng (hay còn gọi là nấm tắc kè). Ủ đủ 2 tháng mang lên sự dụng có sao không? và có bị lây bệnh không khi nhiệt độ phân bò lên khá cao?
- Ủ phân bò với dây thanh long được, nhưng phải ủ bằng chế phẩm Bio -ADB để nhiệt độ của đóng ủ lên cao và những vi sinh vật có lợi từ chế phẩm diệt được 90% bào tử nấm bệnh đốm trắng khi đang nảy mầm.
- Ủ không dây thanh long với phân bò thì không chắc được có thể diệt hoàn toàn được bào tử nấm gây bệnh đốm nâu hay không.
Cách ủ phân bò, dây thanh long và chế phẩm Bio-ADB như sau:
Bước 1: Cắt tỉa cành bệnh, cành già: Cắt, tỉa toàn bộ cành bệnh (có thể cắt 1 đợt hoặc tỉa dần trong 2-3 đợt để đảm bảo năng suất quả); cắt cành già bên dưới gốc (khoảng 30% tổng số cành trên cây); cắt cành non mới ra trong mùa mưa.
Bước 2: Chọn vị trí ủ, thu gom, xử lý nguồn nguyên liệu và tạo đống ủ.
- Chọn vị trí ủ thuận tiện nhất trong vườn để tạo các đống ủ, mỗi đống ủ có diện tích 1x2m, cao 1,2m (để xử lý 1 tấn cành),  rắc 1 lớp vôi bột 1cm lên bề mặt đất để hạn chế phát tán bào tử.
- Thu gom cành bệnh vào vị trí đống ủ và xếp thành lớp để xử lý từng lớp, mỗi lớp dày khoảng 30cm; Đối với bước này chúng ta có thể xếp một lớp cành thanh long xen kẽ với một lớp phân bò.
- Sử dụng máy cắt cỏ để cắt ngắn toàn bộ các cành bị bệnh (dài khoảng 10-15cm, càng nhỏ càng tốt)
Bước 3: Phối trộn nguyên liệu và xử lý chế phẩm.
-  Hòa gói chế phẩm 200g và 1lit phụ gia vào 32 lit nước;
-  Rắc 1 lớp mỏng vôi bột lên mỗi lớp cành sau khi đã cắt ngắn;
- Sử dụng 8 lít dung dịch đã pha phun vào mỗi lớp cành bệnh; Tiến hành tuần tự như vậy với khoảng 4 lớp cành để đạt độ cao khoảng 1,2m.
Sau khi xử lý chế phẩm xong, sử dụng bạt hoặc nilon hoặc các vật liệu che phủ khác che phủ kín bề mặt đống ủ (không cần kín hoàn toàn).
Bước 4: Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng đống ủ:
- Nhiệt độ đống ủ đạt cao nhất 65-70oC vào khoảng  5-10 ngày sau ủ
- Sau 35-45 ngày, cành bệnh  phân giải thành phân, đống ủ khô, không còn mùi hôi.
Nguồn: khuyennong.binhthuan.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình