Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Tôi trồng 100 cây đu đủ nhưng năng suất thường không cao vì trong đó thường lẫn lộn khoảng 40-45% có khi 50% số cây có trái tròn.

Đu đủ thường có ít nhất 3 loại hoa:

- Cây cái: Là cây thường cho ra toàn hoa cái, hoa cái chỉ có bầu noãn màu trắng và trên có nướm chia thành 3 chia, không có các bao phấn đực màu vàng bao chung quanh nướm. Cây cái sẽ cho trái tròn.

- Cây lưỡng tính: Là cây thường cho hoa có cả bộ phận đực và cái trên cùng một hoa nên gọi là hoa lưỡng tính, hoa cũng có một bầu noãn màu trắng và chung quanh được bao bọc bằng các bao phấn nhuỵ đực màu vàng, cây lưỡng tính sẽ cho trái dài.

- Cây đực: Là cây thường cho toàn hoa đực, hoa không có bầu noãn cọng hoa rất dài, không cho trái nhưng chỉ thỉnh thoảng cũng cho một vài trái rất nhỏ do hiện tượng trinh của quả sinh, thường không có hiệu quả trong sản suất.

Để trồng đu đủ có trái dài bằng cách lựa hạt và xem hình dáng bộ rể của cây con thì thường rất khó và nhiều người cũng thất bại như bạn. Để bảo đảm trồng toàn bộ cây có trái dài, thường nông dân làm như sau:

- Khi gieo hạt người ta cũng chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đến khi trồng được người ta trồng mỗi mô hai bầu (tức là hai cây con) cách nhau 10 cm. Sau khi trồng khoảng 2 tháng rưỡi đến 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Người ta bóp những hoa đầu tiên ra xem nếu hoa chỉ có duy nhất một bầu noãn thì đó là cây cái sau này sẽ cho ra trái tròn, sở dỉ cây cái cho ra trái tròn năng suất thấp là vì cần phải có sự thụ tinh chéo tức là lấy phấn đực từ phấn hoa của các cây khác, nên rất khó đậu trái do đó chỉ có một số ít đậu trái được, trái nào đậu được thì trái đó to tròn rất nhiều hạt mà cơm lại mỏng. Số còn lại bầu noãn phát triển thành trái theo lối trinh quả sinh, tức là bầu noãn phát triển thành trái không cần thụ phấn của các hoa khác, nên trái thường nhỏ, do đó năng suất cây trái tròn (hay cây cái) rất thấp so với cây trái dài (tự thụ phấn) như bạn đã nhận xét.

- Nhưng nếu khi khảo sát hoa d0đầu tiên mà thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính (vừa có tính đực và tính cái trên cùng một hoa) sau này sẽ cho trái dài. Cây lưỡng tính có các bộ phận đực và cái trên cùng 1 hoa nên rất dễ đậu trái do đó năng suất sẽ cao. Như vậy khi xét trên một mô:

+ Nếu có một cây cái và một cây lưỡng tính ta loại bỏ cay cái để lại cây lưỡng tính nếu trên mô có cả hai cây lưỡng tính thì có thể để hai cây hay để lại cây tốt nhất tránh cạnh tranh.

+ Trường hợp trên mô đều là hai cây cái thì nhổ cả hai cây và trồng thế nào đó một cây lưỡng tính (lấy ở mô có hai cây lưỡng tính)

Nếu làm được như vậy một cách kỷ càng hy vọng bạn sẽ chọn được từ 98% - 100% cây trái dài. Điều cần lưu ý ở đây nên khảo sát hoa sớm để tránh cạnh tranh về dưỡng liệu.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình