Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi gà thường bị các loại bệnh gì và biện pháp phòng trừ?
Hiện tại thời tiết đang ở giai đoạn giao mùa nên gà dễ mắc bệnh. Nên tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, cho ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh đồng thời trong chăn nuôi nên tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo lịch. Về triệu chứng gà cù rù có thể tham khảo thêm 2 bệnh dưới đây: 
* Bệnh Tụ huyết trùng ở gà: 
- Triệu chứng: 
Giai đoạn cấp tính gia cầm chết đột ngột với tỷ lệ cao. Chúng có trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 - 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc. 
+ Điều trị bệnh: Sử dụng kháng sinh: Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin, Bio – Sone, Neotezol, Ampicillin, Genta-tylo, Bio – P002,... 
- Tetracyclin trộn vào thức ăn hoặc nước uống. 
- Bổ sung chất điện giải, B – complex, Vitamin C để tăng sức đề kháng. 
* Bệnh Newcastle (dịch tả): 
Thời kỳ nung bệnh thường là 5 ngày, có thể biến động từ 5 – 12 ngày. 
- Thể quá cấp tính: 
Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, gà ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh. 
- Thể cấp tính: 
Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, gà bị sốt cao 42 – 43oC, hắt hơi, sổ mũi, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nhớt. Gà rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc gà ngược thấy có nước chảy ra có mùi chua khắm. Vài ngày sau gà tiêu chảy phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ. 
Gà trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như ở gà giò. Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm hoặc ngừng để hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh 7 – 21 ngày 
- Thể mãn tính: 
Xảy ra ở cuối ổ dịch. Gà có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương biến loạn nặng. Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích. Chăm sóc tốt gà có thể khỏi nhưng triệu chứng thần kinh vẫn còn, gà khỏi bệnh miễn dịch suốt đời. 
- Phòng trị bệnh: 
+ Phòng bệnh bằng vacxin 
+ Trị bệnh: Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Nên bổ sung thêm Vitamin C và Vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch. 
Hiện nay một số công ty thuốc thú y trong nước có giới thiệu sản phẩm kháng thể Gumboro dùng phòng trị cùng lúc các bệnh Gumboro, Newcastle, Viêm khí quản truyền nhiễm. 
Nguồn: khuyennongqnam.org.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình