Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Các loài cây họ đậu
Hiện tượng lá lạc bị cháy đen gần hết và bị từng chòm lớn. Xin cho biết lạc bị bệnh gì và biện pháp phòng trừ?
Do không mô tả vết bệnh trên lá và cây đậu phụng hình dạng như thế nào, màu sắc ra sao, nên chỉ nêu ra các nguyên nhân có thể để tham khảo nhé. 
* Nguyên nhân: Bệnh do nấm gây ra. 
* Triệu chứng: 
- Bệnh đốm nâu: 
Bệnh hại chủ yếu trên lá. Lá có các đốm tròn màu nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước sau lan lên các lá phía trên
- Bệnh đốm đen:
Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá và thân. Vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên màu nâu đen, thường thấy rõ ràng ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử) xếp thành các đường vòng đồng tâm, có viền trũng màu vàng nhạt quanh đốm bệnh. 
Trên một lá có nhiều vết bệnh, các đốm liên kết lại thành vết to. Lá vàng và rụng, cây sinh trưởng kém. Bệnh phát sinh ở các lá bên dưới sau lan lên các lá phía trên. 
Bệnh gây hại nặng vào giai đoạn 70 ngày sau gieo trồng. 
* Biện pháp phòng trừ: 
- Loại bỏ tàn dư cây trồng sau thu hoạch, cày lật đất sớm. 
- Gieo trồng giống khỏe, sạch bệnh. 
- Bón phân cân đối, tăng cường bón vôi, Kali cho cây 
- Luân canh cây trồng. 
- Khi bệnh mới xuất hiện, phun thuốc trừ nấm : 
+ Dùng thuốc gốc đồng hoặc lưu huỳnh là có kết quả nhất: Benlate, Kumulus, Kasuran, Bordeaux 
+ Opus 75 EC, Carbenda 50 SC, Bavisan 50 WP : 10-15 ml/bình 8 lít nước 
+ Bright Co 5 SC: 20-30 ml/bình 8 lít 
+ Polyram 80 DF, Manozeb 80 WP, Dithane xanh M 45 80 WP : 30 g/bình 8 lít.
Nguồn: khuyennongqnam.org.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình