Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Dê đang nuôi không hiểu sao chuyển trời mưa xuống thì dê sình bụng chết. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị như thế nào?
Theo như mô tả thì dê bị mắc bệnh chướng bụng đầy hơi.
* Nguyên nhân: 
Đây là hội chứng rối loạn tiêu hoá chủ yếu do thức ăn, như cho dê ăn nhiều thức ăn bị ôi, mốc, thức ăn dễ lên men sinh bơi như dây lang, lạc, hay do thay đổi khẩu phần ăn đột ngột, đặc biệt sau khi trời mưa xuống, có xanh non, dê ăn nhiều dễ bị chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra còn do kế phát từ một số bệnh như cảm lạnh, dính nước mưa, viêm ruột, bội thực dạ cỏ v.v... 
* Phòng bệnh:
- Không cho dê ăn thức ăn thối mốc, không thay đổi thức ăn đột ngột. 
- Cỏ thu cắt về cần rửa sạch và phơi tái, rũ bớt nước, đặc biệt là cỏ non sau mưa. 
* Điều trị: 
Nguyên lý điều trị là làm cho dê thoát hơi. Điều trị kịp thời là rất cần thiết. Bắt gia súc đi lại buộc đoạn gỗ nhỏ ngang mồm để nó nhai và xoa bóp vùng bụng để kích thích quá trình nhu động và ợ hơi. 
- Dùng bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu trộn lẫn với nhau, chà sát mạnh lên 2 bên sườn và lên hông trái, kích thích nhu động dạ cỏ. 
- Giã nhỏ 50 g tỏi, 30 g gừng và trộn lẫn 2 thứ này với 50 g muối, sau đó hòa với 2 lít nước cho dê uống 2 lần/ngày. 
- Dùng dấm tỏi (100-150ml) hay củ tỏi giã nhỏ hoà rượu (40ml) cho uống cũng có tác dụng ức chế sự sinh hơi . 
- Nếu ở dạng nguy kịch dùng troca nhỏ hay kim 16 chọc dò dạ cỏ cho thoát hơi ra ngoài. 
Có thể tùy trường hợp dê bị nặng nhẹ mà dùng các cách trên.
Nguồn: khuyennongqnam.org.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình