Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết các phương pháp để chọn được giống tôm khỏe?
* Quan sát cảm quan:
- Tôm giống phải có kích thước đồng đều trong bể ương, tôm bám thành tốt hoạt động linh hoạt. Khi bơi đuôi tôm xòe ra, cặp râu lúc nào cũng khép kín kể cả khi bám tại chỗ.
- Có thức ăn đầy đường ruột tạo thành một đường màu nâu nằm dọc theo sống lưng, đốt bụng dài và thịt đầy vỏ, không có vật bẩn bám, các phụ bộ không bị dị tật. Tôm khỏe sẽ có phản ứng búng ngược và phản xạ nhanh.
 * Sốc Formol:      
- Sốc Formol nồng độ 200-250ml/m3 trong 30 phút. Nếu tỷ lệ tôm chết không quá 5% là đàn tôm tốt.
 - Hạ độ mặn đột ngột. Nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰ cho thêm nước ngọt vào làm cho giảm độ mặn đột ngột xuống một nửa (tức là cho một lít nước trong bể ương tôm và 1 lít nước ngọt). Nếu độ mặn thấp hơn 15‰ có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. 
Sau 2 giờ quan sát nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt. 
* Chọn qua xét nghiệm: 
Để đảm bảo chắc chắn cần gửi mẫu tôm giống đi xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc mô học để xác định xem tôm có ủ mầm bệnh đốm trắng, bệnh gây còi, bệnh đầu vàng hay không để từ đó lựa chọn đàn giống chất lượng tốt
 
Nguồn: khuyennongqnam.org.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình