Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi về nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh vàng lá (rủ lá) trên cây chuối nai?
Cây chuối bị bệnh vàng lá, héo rũ có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, do ở trên không miêu tả được triệu chứng bệnh như thế nào nên chỉ dựa vào thực tế một số bệnh phổ biến trên cây chuối hiện nay để tham khảo xem vườn chuối có nhứng triệu chứng như sau không.  
* Chuối bị bệnh héo rũ Panama: Đây là một trong những bệnh rất phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của chuối. 
* Triệu chứng: 
- Triệu chứng trên lá thể hiện hai triệu chứng trên lá là héo vàng lá và héo xanh lá.
 +Triệu chứng héo vàng lá: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất và cổ điển của bệnh héo rũ trên chuối. Triệu chứng đặc trưng là mép lá già có màu vàng (dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu hụt kali, đặc biệt là trong giai đoạn hạn hán và lạnh). Màu vàng phát triển từ lá già đến lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên cây, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa. 
+Triệu chứng héo xanh lá: Trái ngược với triệu chứng héo vàng lá, lá của cây bị bệnh ở một số giống đến giai đoạn cuối cùng vẫn chủ yếu là màu xanh lá cây cho đến khi cuống lá uốn cong và gãy. 
Khi cây chuối bị bệnh làm sinh trưởng chậm lại, lá mới ra có màu sắc nhợt nhạt. Phiến lá mới ra nhỏ lại và nhăn nheo. 
- Triệu chứng trên thân giả: Cây bệnh chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi. Triệu chứng ban đầu, rễ có màu vàng sau chuyển sang màu vàng đỏ, các mạch dẫn trong thân giả có màu nâu. Đây là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh. Đối với giống mẫn cảm, có thể quan sát trên cuống chuối cũng có màu đỏ. 
* Tác nhân gây bệnh:
 - Bệnh héo rũ panama do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Cubense gây ra. 
* Biện pháp phòng trừ: 
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp: Chọn giống chuối sạch bệnh, xử lý đất, luân canh cây trồng, bón phân cân đối và hợp lý, thoát nước tốt, chăm sóc phù hợp... 
- Khi phát hiện cây bệnh, phải đào bỏ các gốc bệnh đem tiêu huỷ và dùng vôi bột rải vào các gốc cây bị bệnh để khử trùng đất. Những khóm chuối còn lại trên vườn phải tưới gốc để chống nấm xâm nhiễm bằng các loại thuốc như: Benomyl (Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP….), Zineb (Ramat 80 WP, Zin 80 WP, Zithane Z 80WP,…), Propiconazole (Tilt, Catcat 250EC,…), Difenoconazole (Score,…), Hexaconazole (Anvil, Saizole 5SC,...),…. kết hợp với việc tưới nấm Trichoderma spp hoặc bón phân hữu cơ + nấm Trichoderma spp./. 
 
Nguồn: khuyennongqnam.org.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình