Tre bản địa là loài tre phân bố tự nhiên, có sẵn ở địa phương. Loài tre bản địa do sinh trưởng lâu dài trông khu vực phân bố tự nhiên, có tính thích ứng khá tốt với điều kiện khí hậu và đất đai, cho nên dùng để trồng rừng dễ thành công. Phần lớn chúng có giá trị kinh tế cao; còn mốt osos có giá trị làm cây phong cảnh và làm thuốc.
Khai thác tre bản địa nên làm mấy việc sau:
1. Phải tổ chức lực lượng điều tra tài nguyên, làm rõ loài, diện tích, phân bố, tình hình lâm phần, kỳ ra măng, và giá trị lợi dụng của các loài tre bản địa
2. Phải bảo vệ và phát triển các loài tre bản địa tự nhiên. Trong việc điều tra, phải vạch ra được các biện pháp để bảo vệ tài nguyên, quy hoạch phát triển và khai thác tre bản địa. Đặc biệt là những loài tre quý hiếm như Trúc chua, Trúc ngọt, Trúc tứ quý. Đối với những loài có giá trị khai thác, phải bảo vệ măng và tiến hành xới đất, cuốc cỏ, bón phân phủ cỏ, chặt chọn hợp lý để cải tạo rừng sản lượng thấp.
3. Phải xây dựng một hình chăm sóc tre cao sản. Những loài tre đặc biệt, những loài măng ở trạng thái mọc hoang dã phải áp dụng nhiều biện pháp. Thông qua thí nghiệm trồng nhân tạo, tạo nên các vườn tre ở các thị trấn, thành phố để thăm dò các biện pháp kỹ thuật trồng tre bản địa, sau đó tiến hành chọn và xác định những loài có tính ưu việt rồi tiến hành nhân rộng.
4. Phải tiến hành xác định thành phần dinh dưỡng, phân tích các giá trị dinh dưỡng và giá trị khai thác, cung cấp càng nhiều chế phẩm măng và sản phẩm măng tươi cho thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của adaan. Đồng thời cung cấp những tài liệu khoa học kỹ thuật để phát triển lâm nghiệp, cũng là con đường mới làm giàu cho nông dân.
5. Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao mức độ kinh doanh. Đối với những đặc tính sinh học của những loài cây bản đại, các kỹ thuật chăm sóc, giá trị khai thác cần được tiến hành nghiên cứu làm mô hình mở rộng, hình thành một sự khai thác quy mô để nâng cao mức độ kinh doanh.
|