Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi đàn gà con có triệu trứng khó thở, kém ăn, chảy nước mũi, nước mắt, hay vẩy mỏ và kêu “tóc tóc”, đầu gà có hiện tượng hơi sưng to lên là gà bị bệnh gì và cách phòng chữa như thế nào?
Qua những triệu chứng nêu trên thì nhiều khả năng đàn gà bị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (hay còn gọi là bệnh hen gà, viết tắt CRD). Nguyên nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn Mycoplasmagallisepticum gây nên. Chúng lây nhanh qua đường hô hấp khi không khí bụi bẩn nhiễm vi khuẩn này hoặc do gà bị vận chuyển, thời tiết quá nóng, quá rét, độ ẩm cao mà kém thông thoáng chuồng gà gây nên.
Gà 2 - 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ nhiễm bệnh này hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh vào vụ đông xuân khi có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao, có thể gọi là “bệnh thời tiết”. Bệnh lan truyền dọc từ đời mẹ đến đời con qua trứng, từ gà bệnh sang gà khoẻ qua tiếp xúc, qua thức ăn nước uống, không khí, dụng cụ chăn nuôi, người chăm sóc,... bị nhiễm. Gà ốm đã khỏi bệnh vẫn có thể còn thải vi khuẩn ra môi trường.
- Triệu chứng: Gà con và gà dò bị bệnh hắt hơi, viêm kết mạc, chảy nước mắt, ít dịch thanh mạc ở lỗ mũi và mi mắt. Nhiều con mí mắt sưng tấy và dính vào nhau. Thở lchò khè, có tiếng ran khí quản dễ phát hiện vào buổi đêm yên tĩnh. Đêm đến, đi qua chuồng gà con, gà dò, gà đẻ bị bệnh nghe rõ tiếng ran khí quản,... gà xù lông, thở khó, bỏ ăn. Bệnh kéo dài làm gà gầy nhanh và chết. Gà đẻ bị bệnh thở khò khè do nhiều dịch nhầy đọng ở ống hô hấp trên. Gà hắt hơi, vảy mỏ, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Bệnh tiến triển chậm, lúc đầu nước mũi loãng, sau đặc dần và đọng ở xoang mặt làm cho mặt gà sưng lên. Gà gầy nhanh rồi chết.
Tỷ lệ ốm của gà bị CRD có thể từ 20 - 50% phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh phòng bệnh, nuôi dưỡng chăm sóc, tuổi gà. Tỷ lệ chết của gà con từ rất ít đến 30%, của gà đẻ thì chết không cao, những thiệt hại lớn là giảm đẻ, nhất là những đàn mới lên đẻ.
- Bệnh tích: Viêm toàn bộ đường hô hâp như: Khoang mũi, thanh khí quản và túi khí viêm có đọng những đám dày lên màu trắng vàng bã đậu như casein cứng rất điển hình. Gan bị phù bởi một lớp màng fibrin giả. Màng bao tim cũng viêm,... Đôi khi còn có từng mảng bã đậu rơi ra khoang bụng, ở gà con có thớ bã đậu ở khí quản, phế quản, túi khí, hốc mắt, hốc mũi; giác mạc bị đục mờ và có những ổ áp xe ở khớp hàm. Ở gà đẻ viêm mãn tính buồng trứng, thoái hoá nang trứng trước khi chín, cần chú ý bệnh CRD này có thể xếp theo 3 dạng sau:
+ Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính chính: Nguyên nhân bị bệnh là do căng thẳng (stress) lượng vi khuẩn Mycoplasma tăng làm phát bệnh, thường có kiêm nhiễm cả một số vi khuẩn thứ câp như E. coli,Streptococcus,...
+ Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính thứ cấp: Xuất phát từ gà đã bị bệnh khác như cầu trùng, viêm phế quản truyền nhiễm,.. làm cơ thể yếu đi, có dịp cho vi khuẩn Mycoplasma bùng lên sinh bệnh và là bệnh kế phát của bệnh khác.
+ Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính giả: Bệnh thể hiện triệu chứng bệnh tích ở túi khí của một số bệnh khác như bệnh Mycoplasmosis.
Gà bị bệnh này lâu chết, có khi tự khỏi. Thiệt hại chính là gà gầy sút nhanh, chậm lớn, khó phục hồi khi khỏi bệnh, sản lượng trứng giảm 10 - 40%.
- Phòng bệnh: Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, không ẩm thấp, mật độ nuôi vừa, không quá chật, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Trang trai nuôi gà bố mẹ sinh sản cần kiểm tra bằng phản ứng huyết thanh học và kiểm tra vi khuẩn theo định kỳ để có biện pháp phòng trị kịp thời. Một số nước đã sử dụng vacxin phòng bệnh.
Để ngăn không cho bệnh truyền dọc từ gà mẹ sang gà con có thể dùng kháng sinh liều cao cho đàn gà mẹ trước khi thu trứng ấp, không cho mầm bệnh theo trứng, nhúng trứng giống vào dung dịch kháng sinh, có thể tiêm kháng sinh vào lòng đỏ, buồng khí trước khi ấp. Thuốc phòng đặc hiệu là Tylosin cho gà dưới 1 tuần tuổi, tiêm dưới da khi gà mới nở, hoặc pha nước cho uống 3 - 5 ngày liên tục.
Trường hợp đi mua trứng, nên chọn từ những đàn gà mẹ đã điược tiêm vacxin hoặc khi mua trứng về nên nhúng trứng vào dung dịch kháng sinh 10 phút trước khi đem ấp. Ví dụ: Tylosin nồng độ 2,5g/lít nước, Tiamulin nồng độ 1 g/lít nước, Lincomicin hoặc Gentamycin nồng độ 2,5g/lít nước. Chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh phòng dịch.
Cách trị bệnh hô hấp mãn tính tốt nhất cho đàn gà là dùng các loại dược phẩm để phòng bệnh, mỗi tháng sử dụng 2 lần, mỗi lần 3 ngày liên tục theo liều phòng bệnh. Trị bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
Tên thuốc Loại thuốc Cách sử dụng Liều phòng Liều trị bệnh
Tiamulin   Pha nước uống lg/8 lít 1 g thuốc/4 lít
  Trộn vào T.ăn 1g/5kg T. ăn 1g/2,5kg T. ăn
PremixVitamin 10% Trộn vào T. ăn 1g/2kg T. ăn 3g/1kg T. ăn
Loại hạt 45% Pha nước uống 1g/3 lít 1g/1,5 lít
Loại nước 12,5% Pha nước uống 1ml/1 lít 2ml/1 lít
Loại tiêm 10% Dùng tiêm bắp   1 ml/6kg/ngày
Tylosin (hay Tylan) Tylan 50 Pha nước uống 4 - 5ml/lít 8 - 10ml/lít
Ty lan 200 Pha nước uống 1 ml/lít 2ml/lít
Pharmasin Trộn vào T.ăn 1g/6kg T. ăn 1 g/3kg T. ăn
Genta-Tylo   Tiêm dưới da   1 ml/3kg thể
tích/ngày
Sunovi - 5   Pha nước uống   15ml/1 lít
CRD-stop   Uống hoặc ăn 1g/2 lít 1g/1-2kgT. ăn
Lin-spec
5/10
Tiêm dưới da   1ml/5kg thể trọng  
Phòng bệnh: Tiêm vacxin phòng bệnh Nobilis MG 6/85, kêt hợp thực hiện vệ sinh chuồng trại và nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn gà.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình