Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin hỏi kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi gà như thế nào?
- Thức ăn từ nguồn gốc thực vật: Loại này chia làm hai nhóm; thức ăn giàu bột đường và thức ăn giàu protein thực vật.
- Thức ăn giàu bột đường: Loại thức ăn này chứa nhiều hydrat cacbon, gluxit, chiếm số lượng lớn trong thức ăn hỗn hợp. Gồm có:
+ Ngô: Ngô là thức ăn cơ bản của gia cầm, tỷ lệ trong khẩu phần thường chiếm 45 - 70%. Bởi vì ngô là thức ăn được gia cầm thích ăn, có vị thơm ngon, chứa năng lượng cao nhất so với thức ăn ngũ côc khác. Ngô là nguyên liệu dùng để điều chỉnh mức năng lượng trong khi xây dựng khẩu phần thức ăn hỗn hợp. Trong ngô có các thành phần như sau: protein thô 8 -10%, xơ thô trên dưới 2%, mỡ thô 4,5%, canxi 0,1%, phospho 0,3%- Ngoài ra ngô còn chứa hàm lượng đáng kể caroten (tiền vitamin A). Gà ăn ngô sẽ làm tăng giá trị thịt, trứng. Ngô là loại thức ăn dễ tiêu hóa 85 - 90%.
Tuy vậy ngô có nhiều nhược điểm là chứa hàm lượng axit amin không thay thế thấp, nhất là lyzin chỉ chiếm trên dưới 3%, hàm lượng chất khoáng thấp. Do ngô có chứa hàm lượng bột đường, mỡ cao nên ngô dễ bị nhiễm nấm mốc khi độ ẩm trên 15%, làm giảm chất lượng ngô, thậm chí còn chứa độc tố aflatoxin. Vì vậy phải bảo quản ngô ở kho cao ráo, với độ ẩm tối thiểu là 13%.
+ Thóc: ở nước ta, trong các hộ chăn nuôi gia đình thường dùng thóc thịt, thóc lép, thóc lửng để nuôi gia cầm. Khi gia cầm được nuôi dưới hình thức công nghiệp, thóc được đùng làm nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gà. Đối với gà đẻ có thể dùng thóc ngâm nảy mầm cho ăn để tăng lượng vitamin E giúp gà đẻ nhiều trứng và kích thích khả năng đạp mái của con đực, làm tăng tỷ lệ có phôi và nở của trứng.
Hàm lượng chất dinh dưỡng của thóc là: protein thô 6,5%, chất xơ 12,5%, canxi 0,2%, photpho 0,3%, gluxit (bột đường) 59,3%, mỡ thô 2,2%. So với ngô, giá trị dinh dưỡng của thóc thấp hơn nhưng thóc vẫn là thức ăn được gia cầm ưa thích. Thóc còn là nguyên liệu dùng để cân đối năng lượng thấp trong khẩu phần thức ăn của gà giò, gà mái đẻ vì có lượng xơ cao.
+ Cám gạo: Ở nước ta, nguồn cám gạo rất nhiều. Cám thường có màu nâu sáng, chứa mỡ. Cám gạo là sản phẩm phụ của quá trình xay xát thóc gạo, được cấu tạo từ lớp ngoài của hạt gạo và toàn bộ lớp phôi nhũ, mầm. Cám lụa có màu trắng, là sản phẩm phụ của quá trình xát gạo, được tạo ra từ lớp trong của hạt và phần nhỏ tinh bột của hạt gạo. Cám lụa có giá trị dinh dưỡng cao.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình