Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết về bệnh Gumboro và cách phòng trị trong nuôi gà?
Bệnh Gumboro (Infections bursal disease - IBD) là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính do virus thuộc họ Birnaviridae gây ra ở gà con làm viêm túi bạch huyết (Fabricius). Bệnh hay xảy ra ở gà con 3 - 6 tuần tuổi, có thể sớm muộn hơn tuỳ theo điều kiện dịch tễ ở từng địa phương.
Virus gây bệnh Gumboro tồn tại rất lâu trong điều kiện tự nhiên, trong thức ăn, nước uống, trong phân sống đến 52 ngày, ở nhiệt độ 25°C sống 21 ngày, ở -20°C sống trong 3 năm, trong huyễn dịch của túi bạch huyết -50°C virus giữ độc lực trong 18 tháng. Người ta đã phân lập được virus Gumboro trong con mọt thức ăn lấy ở trại gà bệnh trước đó một năm. Sau khi nhiễm virus 24 - 48 giờ gà phát bệnh đột ngột hàng loạt rất dễ nhầm với ngộ độc thức ăn. Gà bị bệnh do tiếp xúc với gà ốm, qua thức ăn, nước, thiết bị dụng cụ chăn nuôi, chim trời và nhất là người chăn nuôi làm lây bệnh.
Virus xâm nhập vào túi fabricius và các bộ phận có chức năng miễn dịch huỷ hoại tế bào lympho B và đại thực bào gây “hiện tượng giảm miễn dịch” ở gà. Hệ miễn dịch bị tổn thương, gà mất khả năng sản sinh kháng thể chống bệnh ngay cả khi được tiêm phòng các bệnh khác như Newcastle, Marek,... Do vậy, gà bị bệnh Gumboro thường kèm theo các bệnh thứ phát khác, ở các trại gà giống thì gà bố mẹ cần phải được tiêm phòng bệnh Gumboro như vacxin Nobilis Gumboro 228E vào 19 tuần tuổi, lúc chuẩn bị đẻ. Kháng thể chống bệnh này từ gà mẹ truyền qua trứng sang gà con, do vậy gà con nở ra đã có miễn dịch cho đến sau 3-4 tuần tuổi (điều này giải thích lý do gà thường bị Gumboro vào 3 - 6 tuần tuổi).
- Triệu chứng: Gà bệnh ỉa chảy, phân màu vàng nhạt, đi lại khó khăn, lông xù, bỏ ăn nhanh, ủ rũ. Sau 1 - 2 ngày phát bệnh gà bắt đầu chết và tỷ lệ chết cao vào ngày thứ 3, thứ 4. Tỷ lệ chết nhiều ít phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh iên đến 80%, có khi cả đàn, chết 5 - 30%. Gà con suy giảm miễn dịch kéo dài, chậm lớn, giảm khả năng phòng chống đối với các bệnh khác.
- Bệnh tích: Gà chết gầy khô do bị mất nước nhiều, diều lép, cơ lườn nhợt nhạt. Xuất huyết từng đám lấm tâm ở lườn, đùi, cánh, còn thây ở cả tim, dạ dày, tuyến tụy, ruột trực tràng và van hồi manh tràng, thận sưng to. Đặc biệt là túi fabncius sưng to lên gấp 2-3 lần, trong túi có dịch lầy nhầy, sánh đục vàng lẫn máu, có thể có những mảnh bã đậu khi bệnh nặng. Khi bệnh không thể hiện triệu chứng bên ngoài đã thấy túi fabricius bị thương tổn.
Phòng chữa: Chưa có thuốc đặc hiệu.
Có bệnh là phải thực hiện: Cách ly, bao vây khu vực chăn nuôi; Loại gà bệnh quá yếu; Cho cả đàn uống 1 liều Neotesol hoặc Tetracyclin; Bổ sung vitamin C, K, B1 và uống dung dịch điện giải, nước sạch đầy đủ.
- Phòng bệnh: Mua giống ở nơi an toàn dịch; Dùng vacxin Gumboro nhược độc cho gà con theo lịch tiêm phòng, tiêm vacxin vô hoạt cho gà bố mẹ trước khi lên đẻ từ 4 - 6 tuần; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình