Giun sán sống ký sinh ở đường ruột chiếm đoạt chất dinh dưỡng từ gà. Giun sán càng nhiều lượng chất dinh dưỡng càng hao hụt làm cho gà thiếu dinh dưỡng trở nên gầy yếu, suy nhược, và có thể gây nên tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột do giun sán quá nhiều, gây thiệt hại khá lớn cho chăn nuôi.
- Triệu chứng: Đàn gà có dấu hiệu chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào, mặt, chân nhợt nhạt, kém ăn, gà mái giảm đẻ là có thể bị giun sán ký sinh. Lấy phân gửi phòng thú y xét nghiệm ngày. Nếu là giun kim hay sán dây thì có thể quan sát bằng mắt được, sẽ thấy con giun hoặc đốt sán lẫn trong phân, nếu là giun đũa thì thấy trứng giun trong phân khi nhìn qua kính hiển vi. Hoặc nhanh nhất là chọn con gà gầy yếu mổ khám, nếu bị nhiễm giun, sán thì sẽ thấy giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa.
- Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống sạch, nhất là chất độn chuồng phải khô ráo, phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, mối, kiến, mạt các loại mang ấu trùng sán bằng Sulfat đồng, asuntol.
- Trị bệnh:
+ Đối với giun đũa: Tẩy bằng Piperazin, liều 0,2 - 0,4g/kg thể trọng gà, hay trộn 0,2 - 0,4% vào thức ăn, pha 0,1-0,2% vào nước uống. Tetramisol với liều 10 - 15mg/kg thể trọng. Thuốc trộn với thức ăn hoặc pha với nước cho uống.
+ Tẩy sán: Dùng Mebenvat (tẩy giun tròn và sán dây) với liều 01g/kg trộn vào thức ăn cho ăn (thuốc không tan trong nước).
|