Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin cho biết về lợi ích của việc tiêm phòng cúm gia cầm?
Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, gây chết hàng loạt gia cầm. Loài vật mắc bệnh là gà, vịt, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút. Bệnh có thể lây sang người và gây chết người, gây thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng.
- Triệu chứng bên ngoài: Thời gian ủ bệnh chỉ vài giờ đến vài ngày. Những biểu hiện bên ngoài có thể nghi gia cầm mắc bệnh cúm: sốt cao, mào đỏ tím, sưng thũng, thở khó, chảy nước mắt, chảy nước dãi, ỉa chảy phân xanh, trắng, vàng, phù đầu và mặt, da tím tái, lông xù, chết nhanh, ở vịt thấy có màng trắng đục ở mắt, gà xuất huyết ở chân.
- Bệnh tích bên trong: Xuất huyết ở phủ tạng: tim, phổi, lách,... xuất huyết mỡ xung quanh mề, trên màng thanh mạc vùng bụng, mỡ vành tim, cơ tim, dạ dày tuyến.
Khi chủ nuôi thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng bệnh tích như trên cần báo ngay cán bộ thú y lấy mẫu gửi xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh cúm gia cầm.
Cần lưu ý là bệnh cúm gia cầm rất giống bệnh Newcastle và một số bệnh ở đường hô hấp.
- Cách truyền lây:
+ Truyền trực tiếp giữa con mắc bệnh và con cảm nhiễm.
+ Truyền gián tiếp thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ phân rác, thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh,...
- Điều trị: Không có thuốc điều trị, chỉ phòng bệnh là chủ yếu.
- Phòng bệnh: Trong tình hình hiện nay, bệnh cúm gia cầm tái phát mạnh ở nhiều tỉnh. Để chủ động bảo vệ đàn gia cầm và sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, trong đó tiêm phòng cho đàn gia cầm là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.
Tiêm phòng cúm gia cầm là đưa vacxin cúm H5N1 vào cơ thể gia cầm để gia cầm tạo ra kháng thể, nếu có virus xâm nhập, kháng thể đó chống lại để bảo vệ đàn gia cầm. Sau khi tiêm, đối với gà, vịt đẻ trứng có thể giảm đẻ một, hai ngày (hiện tượng này rất ít xảy ra) rồi con vật trở lại bình thường, lúc đó cơ thể con vật dần dần hình thành kháng thể, bảo vệ gia cầm chống lại virus H5N1 xâm nhập và không mắc bệnh cúm gia cầm H1N1.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình