Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi vai trò và nhiệm vụ của ong chúa trong đàn ong như thế nào?
Ong chúa có vai trò quyết định sự tồn tại phát triển của đàn ong. Một đàn ong mất chúa, bầy ong thợ sẽ nhốn nháo, lo sợ chạy khắp tổ, nếu không có cách nào để có chúa mới thì đàn ong sẽ tạm lụi dần và đi đến tiêu diệt.
Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng đã giao phối vào các lỗ cầu ong. Mỗi ngày nó đẻ đến 800 trứng (ong Ý có thể đẻ 1000 - 2000 trứng) và các trứng đó sẽ nở ra ong thợ. Ong chúa cũng đẻ ra những trứng không được giao phối và các trứng này lại nở ra những con ong đực.
Ong chúa có nhiệm vụ điều khiển đàn ong, nhất là ong thợ. Ong chúa tác động đến ong thợ bằng chất nội tiết axid trans - 9 - oxo - deca - enolic (theo tiến sĩ Butler người Anh) nhằm:
- Thu hút ong thợ chung quanh mình.
-  Ngăn cản không cho ong thợ xây mũ chúa linh tinh, tuỳ tiện.
- Ngăn cản buồng trứng ong thợ phát triển để không cho ong thợ đẻ trứng.
- Kích thích ong thợ xây tầng lỗ để ong chúa có nơi đẻ trứng.
Người nuôi ong muốn có đàn ong mạnh, cho năng suất mật cao phải luôn quan tâm đến ong chúa. Mặc dầu ong chúa có thể sống đến 6 năm, nhưng chỉ đẻ trứng tốt năm đầu, từ năm thứ 2 người nuôi ong phải theo dõi và thay chúa mới cho đàn ong.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình