Ong thợ đã dành toàn bộ cuộc đời ngắn ngủi của mình (30 - 50 ngày) để làm việc cho sự tồn tại và phát triển của đàn ong. Hầu như mọi công việc trong tổ đều do ong thợ đảm nhiệm. Ong thợ sau khi nở được 3 ngày đã bắt đầu làm việc cho đến khi tự đi tìm chỗ để chết ngoài tổ ong. Những nhiệm vụ đó là:
a) Nuôi ong chúa và nuôi ấu trùng: Hàng ngày lớp ong thợ từ 3 - 5 ngày tuổi chuyên cho ấu trùng ăn và lớp 6 - 9 ngày tuổi thì cho chúa ăn. Người ta tính: trong 6 ngày ong thợ tới thăm và chăm nom ấu trùng 8000 lần.
b) Ong chúa sau khi đã giao phối về tổ thì không bay ra ngoài nữa và được ong thợ chăm sóc rất chu đáo như: rửa mặt, chải lông, hót phân chúa đưa ra ngoài tổ và nuôi chúa bằng thứ sữa đặc biệt từ trong tuyến sữa của chúng.
c) Nhỏ ra sáp ong và xây lỗ hình khối 6 cạnh trên cầu ong (việc sản xuất ra sáp ong thuộc nhiệm vụ của ong thợ 12-18 ngày tuổi và nó chỉ xây cầu khi đàn ong có chúa). Khi nguồn mật phong phú, một đàn ong mạnh có thể xây được 2-3 vạn lỗ tầng ong hoàn chỉnh trong một ngày đêm. Bình thường một mùa hè đàn ong có thể sản xuất ra 3 - 3,5 kg sáp ong.
d) Bảo vệ đàn, canh gác cửa tổ và sẵn sàng xông trận khi có kẻ địch xâm nhập vào tổ. Đó là nhiệm vụ những con ong thợ khoẻ, trên 25 ngày tuổi.
đ) Đi tìm nguồn hoa, nguồn mật và nước rồi bay về báo cho cả đàn biết để đi lấy.
e) Đi lấy phấn hoa và mật hoa mang về tổ.
g) Chế biến thức ăn cho ấu trùng và chế biến mật ong thành thức ăn dự trữ cho đàn mà con người đã lấy phần mật dự trữ này là sản phẩm mật ong.
h) Đảm bảo cho tổ ong sạch sẽ lý tưởng: làm vệ sinh trong tổ ong, phân chúa, rác bẩn đưa ra ngoài.
i) Điều hoà nhiệt độ, tạo không khí trong sạch và mát mẻ trong tổ.
|