Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi tầng ong tự nhiên và tầng ong nhân tạo có khác nhau không? Đàn ong có dễ tiếp nhận tầng ong nhân tạo không?
Tầng ong tự nhiên do ong thợ tự xây và tầng ong nhân tạo do có bàn tay con người tham gia vào đều hoàn toàn giống nhau về kích thước các lỗ tầng, chất lượng (đều là từ sáp ong). Bởi vì nếu tầng ong nhân tạo mà làm khác đi thì con ong không tiếp nhận.
Nói là tầng ong nhân tạo, nhưng thực ra không phải nhân tạo cả, người nuôi ong chỉ tạo ra phần chân tầng bằng nguyên liệu sáp ong. Khi đặt chân tầng vào tổ ong thì ong thợ tiếp tục xây phần tiếp theo tạo thành độ sâu của lỗ tầng và hình thành tầng ong hoàn chỉnh. Như vậy là ong chỉ tiếp nhận phần chân tầng nên không có gì khó khăn, con ong vẫn tự xây lấy phần lỗ tầng cho mình. Ong xây tổ trên chân tầng nhân tạo rất đều và ít lỗ ong đực hơn tầng ong tự nhiên. Hơn nữa tầng chân nhân tạo được cán ép sáp ong bằng máy, in lỗ chân bằng máy nên tạo ra tầng chân rất chắc chắn, dày và liền hơn, thuận tiện cho việc quay ly tâm để thu mật. Tầng ong tự nhiên khi quay ly tâm xong thường không nguyên vẹn vì tầng chân mỏng và mềm hơn.
Khi chọn tầng chân không để gắn vào cầu, đặt vào tổ ong cần chú ý mấy điểm sau đây để đảm bảo chất lượng của chân tầng:
- Màu sáp chân tầng phải vàng sáng đều, không có các điểm lốm đốm do sáp in chân tầng có nhiều tạp chất.
- Các ô của chân tầng phải đều nhau, sắp xếp ngay ngắn, thẳng hàng.         
- Kích thước lỗ chân tầng phải phù hợp với tiêu chuẩn chân tầng của ong. Ong Ý thì lỗ chân tầng lớn hơn ong nội.
- Không dùng chân tầng đã để lâu ngày, chất lượng kém, giòn, dễ gãy.
Dùng tầng chân nhân tạo để ong tiếp tục xây tầng sẽ tiết kiệm được thời gian cho ong, đàn ong phát triển nhanh do xây nhanh tầng và tiết kiệm sáp cho ong để xây được nhiều tầng, từ đó mà tiết kiệm được thức ăn cho ong đực vào các ô dự trữ, tăng sản phẩm mật ong cho người thu hoạch.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình