Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin hỏi cấu tạo bên trong và bên ngoài của con ong như thế nào?
Để hiểu được cấu tạo bên trong và bên ngoài của con ong, chúng ta xem phần cấu tạo của con ong thợ mang mọi đặc tính chung của con ong mật. Cơ thể ong thợ chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng.
1. Cấu tạo bên ngoài ong thợ:
Phần đầu: có hình dạng gần tam giác gồm các bộ phận: mắt kép, mắt đơn, miệng, lưỡi, bộ não, các tuyến và râu. Tuyến hàm trên của ong khi 3 - 10 tháng tuổi tiết ra một chất dinh dưỡng như sữa để nuôi ong chúa.
Phần ngực: phần ngực có 3 đốt, 2 đôi cánh và 3 đôi chân. Với 2 đôi cánh, ong có thể bay với tốc độ 65km/giờ, trong trường hợp ong mang theo mật bằng 3/4 trọng lượng của bản thân, ong cũng có thể bay với tốc độ 30km/giờ. Để thấy đôi cánh diệu kỳ của ong người ta đã làm một con tính lý thú: nếu nguồn hoa mà ong đi lấy mật cách tổ 1,5km thì mỗi lần cả đi và về ong phải bay 3km, muốn làm ra 1kg mật ong thì con ong thợ phải bay 120.000 - 150.000 chuyến với đường dài này bằng 8,5 đến 11 lần đường kính quả đất. Đôi cánh ong còn dùng để quạt không khí trong thùng ong, làm bốc hơi nước cô đặc mật ong.
Trong ba đôi chân của ong, đặc biệt đôi chân thứ 3 của ong thợ có cấu tạo đặc biệt: có giỏ để đựng hạt phấn từ nguồn hoa mang về tổ.
Phần bụng có 6 đốt bụng, có các bộ phận: diều chứa mật, tuyến sáp và túi nọc độc.
2. Cấu tạo bên trong của ong thợ:
Chúng ta xem phần cấu tạo về hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
Hệ thần kinh của ong điều hoà và định hướng mọi hoạt động của con ong. Đại não là trọng tâm hoạt động thần kinh cao cấp của ong. Dưới não là hai thuỳ khứu giác và hai bên não là thuỳ thị giác và mắt kép; kéo dài xuống dưới là chuỗi thần kinh bụng. Đặc biệt ong có 5 mắt nhìn rất tinh: 3 mắt đơn ở trên đỉnh đầu để phân biệt những vật ở gần và 2 mắt kép để phân biệt những vật ở xa.
Hệ tuần hoàn của ong không riêng biệt mà tuần hoàn màu (hồng, bạch huyết) và bộ máy điều hoà gắn với nhau theo từng đoạn. Tuần hoàn máu do sự co thắt một quả tim 5 ngăn. Còn các chất dinh dưỡng lại được lọc qua thành ruột để giải phóng ra ngoài những chất thải qua ống Malpighi.
Bộ máy hô hấp của ong rất phát triển bao gồm các túi không khí, khí quản, vi khí quản (những ống nhỏ có đường kính 1 micromet, không khí vào qua các lỗ thở có thể đóng vào hoặc mở ra được theo nhu cầu oxy của ong).
Các nhà nghiên cứu về ong cho rằng còn rất nhiều điều chưa hiểu hết về con ong. Đó là khả năng về vị giác, về thính giác và “ngôn ngữ” của ong còn rất lý thú. Ví dụ: ong có thể nhận biết những mùi pha loãng đến 1/500 mà con người cũng không thể phân biệt được. Hoặc với đường có tỷ lệ 4% không gây cảm giác ngọt đối với ong nên nó không ăn. Hoặc khi ong bốc bay, hoặc có đàn ong bay qua ta dùng soong, nồi đánh gây tiếng động mạnh thì ong sẽ sà xuống gốc cây gần nhất mà không bay tiếp.
Về cấu tạo của các cơ quan này trong cấu tạo của con ong còn cần được nghiên cứu thử nghiệm tiếp. Với một con ong nhỏ xíu như vậy mà mọi hoạt động của nó thật tuyệt vời, một tốc độ hoạt động hiếm thấy, thì cấu tạo của các cơ quan của ong tinh vi đến mức nào!
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình