Ong chúa và ong thợ được hình thành từ một loại trứng có thụ tinh của ong chúa. Nếu từ khi nở ra ong non (ấu trùng) trong một lỗ tầng to gọi là vú chúa và được ong thợ cho ăn hoàn toàn bằng sữa chúa cho đến khi trưởng thành thì con ong đó sinh trưởng phát triển thành ong chúa. Ong chúa có tuổi thọ 5 - 6 năm. Nhưng sức đẻ trứng của ong chúa mạnh nhất là năm thứ 2, các năm tiếp theo ong thường thay chúa vào cuối năm thứ 2 hoặc đầu năm thứ 3 để cho chúa trẻ, đẻ khoẻ, có nhiều trứng và ấu trùng, đàn ong sẽ mạnh.
Trứng có thụ tinh thì sau 3 ngày nở thành ấu trùng I Ở đó lỗ tầng ong thợ, được nuôi bằng sữa chúa ba ngày đầu, từ ngày thứ 4 được nuôi bằng sữa làm bằng mật và phấn hoa thì sẽ nở thành ong thợ. Tuổi của ong thợ phu thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và đàn ong mạnh hay yếu. Thông thường ong thợ sống được 50 - 60 ngày Mùa hè nắng nóng quá ong thợ sống được 5 - 6 tuần, còn mùa thu mát mẻ ong thợ sống được 2 tháng. Đàn ong mạnh, đầy đủ thức ăn thì ong thợ sống lâu hơn đến 60 ngày; còn đàn ong yếu, thức ăn ít, ong thợ chỉ sống được 30 ngày.
Ong đực được phát triển từ trứng ong do ong chúa và ong thợ đẻ ra không được thụ tinh trong lỗ tổ ong đực. Ong đực không tự kiếm ăn được mà do ong thợ cho ăn. Mặc dầu tuổi thọ của ong đực là 3 tháng hay hơn, nhưng khi trong tổ thiếu thức ăn dự trữ, ong đực thường bị đuổi ra khỏi tổ, ong thợ không cho ăn nên bị chết đói ngoài tổ. Về mùa đông ong thợ cũng thường đuổi ong đực ra ngoài tổ và bỏ chết rét ngoài cây.
Tăng tuổi thọ cho ong chúa và ong thợ có ý nghĩa đối với việc xây dụng đàn ong mạnh, có năng suất mật cao.
|