Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin hỏi con ong lấy phấn hoa, vận chuyển về tổ và chế biến phấn như thế nào?
Phấn hoa là thức ăn chính của ong, nhất là ấu trùng ong thợ và ong chúa. Khi chúa đẻ nhiều, trong cầu có nhiễu trứng đã kích thích ong đi lấy phấn càng mạnh. Nếu thiếu phấn hoa, ấu trùng ong sẽ chết đói. Người ta đã theo dõi có 25% ong thợ đi lấy phấn hoa, có 17% con ong thợ vừa lấy phấn hoa vừa lấy mật hoa (58% ong thợ đi lấy mật).
Cách thức ong lấy phấn hoa như sau: ong đậu trên hoa để lấy phấn, trước tiên ong dùng hàm trên để lấy phấn, hoặc dùng lông tơ quanh thân ong đổ dính hạt phấn, sau đó dùng các chân trước gom hạt phấn rồi vo tròn thành viên bỏ vào trong giỏ phấn ở đôi chân thứ 3. Lông tơ của giỏ phấn sẽ gìm chặt viên phấn hoa không bị rơi trong khi di chuyển hoặc bay về tổ. Về đến tổ, con ong mang phấn tìm lỗ tầng chưa có phấn hoặc phấn còn ít, dùng chân gạt viên phấn vào lỗ. Một số ong thợ còn non có nhiệm vụ nghiền nhỏ viên phấn trộn với mật ong và nén chặt lại. Qua quá trình hoạt động của vi khuẩn axít lactic phấn hoa trở thành thức ăn cho ong. Một đàn ong mạnh 1 năm có thể lấy và chế được 25 - 30 kg phấn hoa, trong đó ong ăn khoảng 18 - 25 kg, còn lại là dự trữ. Những con ong thợ đi lấy phấn lần đầu tiên được 2 cục, nặng khoảng 0,9mg, sau khi thạo việc rồi ong có thể lấy một chuyến được 8 – 10mg phấn. Một lỗ tầng chứa được khoảng 140mg phấn hoa, muốn đổ phấn đầy một lỗ tầng, ong phải đi được 13-17 chuyến phấn hoa.
Người nuôi ong đã lợi dụng đặc tính này của ong để lấy bớt phấn hoa của ong cho mình. Nhưng phải lấy khi ngoàithiên nhiên có nhiều nguồn phấn hoa và chỉ lấy của đàn ong mạnh.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình