Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi ong bảo vệ tổ, chống lại kẻ phá hoại tổ ong như thế nào?
Ong thợ có nhiệm vụ bảo vệ tổ chống kẻ địch vào phá hoại tổ, ăn cướp mật. Trước cửa tổ ong luôn luôn có một số ong thợ gác cửa. Khi báo động có kẻ địch đến chúng lập tức xông trận đánh trả kẻ thù. Tất cả ong thợ đều có vũ khí miệng đốt, nọc độc và khi cần đánh kẻ thù bất kỳ con ong thợ nào cũng săn sàng đánh dù hy sinh tính mạng. Quả đúng như vậy, khi một con ong thợ đốt kẻ thù thì ngòi đốt của nó sẽ đứt ra để lại trên da thịt kẻ thù và con ong đó cũng sẽ chết.
Nếu có một kẻ nào lọt vào tổ ong (một con chuột nhắt, con thằn lằn,...) thì lập tức hàng loạt con ong thợ xúm vào đốt cho đến chết, nếu kẻ thù nhỏ có thể đưa ra khỏi tổ được thì đàn ong thợ sẽ khiêng ra khỏi tổ để vứt bỏ. Trường hợp kẻ thù to lớn không thể mang ra được thì lập tức ong sẽ tiết ra một lớp sáp bao bọc lấy xác kẻ thù mà người ta gọi là ong chôn xác kẻ thù bằng sáp ong để chống thối, gây ô nhiễm tổ ong.
Con ong chúa cũng có ngòi đốt, nhưng rất hiền lành không đốt ai bao giờ kể cả khi ta làm nó đau đớn. Ngòi ấy chỉ dùng để đặt trứng vào lỗ tầng cho ngay ngắn. Nhưng khi gặp kẻ thù hung hăng xâm phạm tổ ở mức nguy hiểm thì ong chúa cũng sử dụng ngòi đốt để bảo vệ tổ.
Những lúc nguồn mật dồi dào, ong thợ đi làm nhiều thì mỗi tổ ong chỉ còn có vài chục con ong thợ làm công việc bảo vệ, gác cửa, còn khi nguồn mật ít, đàn ong phải tích cực bảo vệ mật dự trữ trong tổ, chống lại kẻ ăn trộm mật (các loại côn trùng hoặc ong của đàn khác đến ăn cắp mật) thì số ong bảo vệ sẽ tăng lên, có khi gấp mấy lần.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình