Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi ong có làm vệ sinh trong tổ không? Và làm bằng cách nào?
Tổ ong phải luôn luôn sạch sẽ, không khí trong sạch, không có mùi hôi mốc thì ong mới ở lâu và ổn định. Nếu có mùi lạ hoặc bẩn thỉu là ong bỏ tổ ngay. Do đó đàn ong luôn luôn tự làm vệ sinh trong tổ như một người nội trợ cần mẫn. Nếu trong tổ có rác bắn, vật lạ nhỏ thì một số con ong thợ sẽ khiêng ra ngoài để vứt bỏ. Trường hợp rác hơi lớn có khi hai con ong cùng cắp và kéo ra khỏi tổ. Có những con ong lo hót phân của chúa đưa ra ngoài tổ. Có những con ong luôn đi kiểm tra vệ sinh trên tầng ong để làm sạch các tầng ong hoặc có nhưng con ong non vì lý do gì đó mà bị chết thì lập tức được khiêng ra ngoài tổ vứt đi. Lại có những con ong đi kiểm tra chung quanh tổ, nếu thấy các khe hở ảnh hưởng đến đàn ong thì sẽ tiết ra keo ong để hàn kín tổ. Trường hợp có những con vật lớn bị ong cắn chết trong tổ mà nhiều ong xúm lại không khiêng nổi thì một số ong non sẽ tiết sáp chôn ngay con vật đó trong tổ để không bị thối rữa gây ô nhiễm tổ ong.
Cuối cùng, nếu tổ ong bị rác bẩn nhiều, ong bị bệnh chết nhiều, hoặc vì một vật lạ làm ảnh hưởng lớn đến vệ sinh và trong sạch trong tổ mà cả đàn ong đã cố gắng hết sức cũng không thể giải quyết được thì đàn ong buộc phải bỏ tổ di chuyển đi tìm tổ mới.
Người nuôi ong hiểu rõ được đặc tính này của ong, làm tốt vệ sinh tổ ong để con ong thợ khỏi mất thời gian làm vệ sinh mà chăm lo đi lấy mật và phấn hoa, và ong sẽ không bị bốc bay vì nguyên nhân này.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình