Trả lời:
Mỗi nghề đều có những đồ nghề riêng của mình. Nghề nuôi ong cũng vậy. Người nuôi ong cũng phải sắm sửa cho mình những dụng cụ cần thiết, phù hợp với đặc điểm con ong để khi cho ong ăn, bắt ong hoang hoặc ong bốc bay, chăm sóc ong được thuận lợi bị ong đốt. Sau đây là lược kê những thứ cần thiết:
- Quần áo bảo vệ: quần áo dài tay, có dây buộc chỉ ống tay, ống quần để tránh ong bay lọt vào trong quần áo để đốt. Bình thường cũng có thể mặc quần áo thường rồi dùng dây chun buộc chặt ống tay áo, ống quần lại.
- Găng lay: bằng vài hoặc bằng da, không dùng găng lay cao su vì đeo vào hay ra mổ hôi dễ biến ong hiền thành ong dữ hay đốt.
- Bình phun chỉ sử dụng khi định chạm đến tổ ong dữ hay đốt mà thôi. Khi phun nhẹ làn khói vào tổ ong thì đàn ong sẽ ít dữ hơn nên ít hoặc không đốt.
- Chổi quét ong: Khi kiểm tra đàn ong hoặc lấy cầu ong ra quay mật thường là rủ nhẹ cầu cho ong rơi hoặc bay đi. Trường hợp ong không bay hết thì dùng chổi quét làm bằng lông gà để quét ong ra khỏi tầng.
- Mũ có lưới: Khi làm việc với ong, người nuôi ong cần đội mũ có lưới che chung quanh cho xõa xuống tận vai để không cho ong đụng vào mặt để đốt. Kể cả những tổ ong hiền, không đốt mà bò trên mặt gây ngứa cũng gây trơ ngại cho người làm việc.
- Khay cho ong ăn: bằng gỗ, hoặc đĩa sứ.
- Lồng nhốt chúa: làm bằng lưới thép hoặc ống nứa nhỏ được khoét rãnh thông hơi mà chúa không chui lọt.
- Khuôn đúc mũ chúa.
- Kim di trùng: dùng để di trùng ong khi cần thiết. Lưới hoặc nón bắt ong.
- Thùng bẫy ong.
- Máy quay mật.
- Dao cắt nắp thùng.
Và nhiều dụng cụ thông thường khác như dao, kéo, kìm, nồi, can đựng mật ong, túi đựng chân tầng, giỏ dựng sáp,...
|