Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin cho biết căn cứ vào đâu để biết được một đàn ong tốt hay xấu, mạnh hay yếu?
Việc đánh giá đàn ong tốt xấu, mạnh yếu thế nào không chỉ quan trọng cho người đi mua ong về nuôi, mà ngay cả những chủ nuôi ong cũng phải biết để đánh giá được đàn ong của mình. Đôi khi những người bán ong đánh giá đàn ong bỏ qua những yếu tố quan trọng về con ong để thuyết phục người mua là ong tốt cả.
Khi nói đến đàn ong yếu hay mạnh người ta thường chú ý đến chất lượng ong chúa, số quân trong đàn, số cầu ong và khả năng làm việc của đàn ong hàng ngày.
Còn khi nói đến đàn ong tốt hay xấu là đánh giá toàn diện một tổ ong bao gồm thùng ong, cầu ong và chất lượng đàn ong.
Muốn đánh giá đàn ong cần căn cứ vào mấy điểm sau đây:
- Quan sát ngoài thùng ong: trước hết xem thùng ong thuộc loại kích cỡ nào, gỗ tốt hay xấu, có chắc chắn không? Cách đặt thùng ong ra sao, chân liền hay chân kê, có thuận lợi cho di chuyển ong không. Người đi mua ong giống đem về nuôi phải lưu ý đến tiêu chuẩn này để khỏi lệch kích cỡ thùng ong trong trại, thùng đưa về đã hỏng gây khó khăn khi giữ đàn ong.
- Quan sát ong đi làm việc qua cửa tổ ong, theo dõi ong đi làm trong thời gian 1 phút thấy trên cửa tổ ong có hàng chục con ong đi làm về chân mang đầy giỏ phấn, nhìn tác phong làm việc của ong thợ nhanh nhẹn, vội vã tích cực là biểu hiện của đàn ong đang lên. Còn cũng trong thời gian đó chỉ thấy vài ba con ong đi làm, khi về không thấy mang giỏ phấn hoa hoặc có ít con mang giỏ phấn hoa, tác phong làm việc của ong rù rờ… là biểu hiện đàn ong đang có vấn đề gì đó phải tìm hiểu kiểm tra ngay để phát hiện, giúp đàn ong khắc phục.
- Mở tổ ong để quan sát đàn ong: đây là yếu tố nhận xét quan trọng nhất và đánh giá khá sát đúng với chất lượng đàn ong. Nội dung nhận xét cần thông qua việc quan sát mấy điều sau:
+ Nâng cầu ong lên để xem tầng cầu có bám chắc vào cầu không. Cầu ong có màu vàng hoặc màu nâu nhạt là tầng cầu đang mới, tầng ong có màu nâu sẫm hoặc đen là đã cũ nên thay thế.
+ Xem lỗ tầng ong có đều không, nếu có nhiều lỗ ong to hơn bình thường là đàn ong sẽ có nhiều ong đực.
+ Quan sát tổng số cầu trong tổ. Nếu tổ ong có 7 cầu ít nhất phải có 2 cầu mật, các cầu đều có nhiều trứng, ấu trùng. Ong thợ bao đầy 5-6 cầu là đàn ong mạnh. Nếu mua tổ ong giống 3-4 cầu thì cầu ong phải đầy quân và đã có trứng, ấu trùng, nhộng.
+ Quan sát con ong xem có to, khoẻ và nhanh nhẹn không? Ong chúa trẻ màu vàng tươi, đầu và ngực phủ nhiều lông tơ, ong chúa già có màu vàng sẫm và không có lông tơ, da bóng.
+ Ngoài ra cần chú ý, quan sát xem tổ ong có hiện tượng bệnh hại hoặc ký sinh trùng hại không để tránh tình trạng mua được tổ ong lại mang theo nguồn bệnh về cho cả trại ong.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình